Bà Nguyễn Thị Độ (65 tuổi) ở xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn cho biết, nghề câu cáy là nghề truyền thống của nhiều gia đình huyện Kim Sơn (Ninh Bình). Công việc này diễn ra từ đầu hè cho đến hết mùa thu.
"Cáy sông là một loài giáp xác, gần giống cua chỉ khác bởi màu sắc và đặc biệt chân chúng có lông, chúng sống nhiều ở các bờ sông, bờ ruộng, ven đê biển. Đặc biệt loài này sống tự nhiên nên rất sạch và chế biến được nhiều món như canh, mắm...Hiện, các sản phẩm chế biến từ cáy đang rất được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng nên vì thế mà con cáy mà bà con câu được luôn dễ bán" - ba Độ chia sẻ.
Không tốn nhiều chi phí, thợ làm nghề câu cáy ở huyện Kim Sơn (Ninh Bình) chỉ cần một chiếc cần câu và chiếc giỏ để đựng, sau đó tìm khu vực có cáy sinh sống để câu là đã có thể kiếm được khá nhiều tiền từ nghề độc đáo này.
Cáy là loài rất nhát nhưng lại di chuyển nhanh nên khi thấy động là nó liền chui tọt vào hang. Loài này thường ra ngoài cửa hang kiếm ăn lúc trời mát. Dựa vào đặc điểm này mà người làm nghề câu cáy ở huyện Kim Sơn biết thời điểm để đi câu để thu được nhiều cáy nhất.
Bà Độ, một dân câu cáy chuyên nghiệp ở huyện Kim Sơn cho biết, muốn câu được nhiều cáy thì người câu phải chuẩn bị nhiều mồi ốc bươu vàng và sâu khoai và bà con nên đi câu vào buổi sáng sớm. Vì sáng sớm cáy ra hóng mát và kiếm ăn nhiều nên việc đi câu sẽ thuận lợi và hiệu quả nhất.
Chia sẻ về kinh nghiệm câu cáy, bà Độ cho rằng: "Muốn câu được nhiều cáy thì người câu phải chuẩn bị nhiều mồi ốc bươu vàng và sâu khoai và bà con nên đi câu vào buổi sáng sớm. Vì sáng sớm cáy ra hóng mát và kiếm ăn nhiều nên việc đi câu sẽ thuận lợi và hiệu quả nhất".
Cáy là loài rất nhát nhưng lại di chuyển nhanh nên khi thấy động là nó liền chui tọt vào hang, loài này thường ra ngoài cửa hang kiếm ăn lúc trời mát, dựa vào đặc điểm này mà người làm nghề câu cáy ở huyện Kim Sơn biết thời điểm để đi câu để thu được nhiều cáy nhất.
Hơn 30 năm gắn bó với nghề câu cáy, bà Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở xã Thượng Kiệm cho biết: "Dù câu cáy không phải là nghề chính song, thu nhập cũng khá nên mỗi khi nông nhàn bà con ở một số xã của huyện Kim Sơn đi câu nhiều".
Công việc câu cáy khá tỉ mỉ song, đổi lại bà con săn được các con cáy to, mẩy dễ bán và được giá hơn loại cáy bắt bằng bẫy và các dụng cụ khác.
"Có người nói "Ăn thịt bò thì lo ngay ngáy mà ăn cơm với cáy thì ngáy o o" cũng đúng, vì sản phẩm cáy của chúng tôi câu được to, ngon, sạch nên khi làm mắm sẽ rất ngon, ăn rất lành nên người thành phố rất thích. Có người còn mua cáy về làm mắm cho gia đình ăn quanh năm mà không biết chán" - bà Hoa nói.
Bà Thủy, một thương lái chuyên thu mua cáy ở Kim Sơn cho biết: “Công việc câu cáy khá tỉ mỉ, nhưng đổi lại bà con săn được các con cáy to, mẩy hơn bắt bằng bẫy và một số dụng cụ khác".
Cũng theo ba Thủy, vào những tháng mùa hè, cao điểm nhất là tháng 5, 6 hàng năm, nhu cầu tiêu thụ cáy của người dân thành phố tăng mạnh nên nhiều khi sản phẩm cáy mà bà con Kim Sơn câu được không đủ bán.
Theo Quân Phạm/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã