Học tập đạo đức HCM

Đầu tư 538 tỷ đồng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp

Thứ ba - 28/02/2017 22:17
UBND TP.HCM vừa triển khai chương trình đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thành phố giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2025, với vốn đầu tư hơn 538 tỷ đồng. Trong số này, ngân sách đóng góp 321,7 tỷ đồng, chiếm 59,8%, nông dân, doanh nghiệp đóng góp 216,3 tỷ đồng, chiếm 40,2%.

Theo đó, giai đoạn 2017-2020, thành phố sẽ triển khai các hoạt động như đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất rau an toàn, hoa cây kiểng, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối… với nhu cầu vốn 263 tỷ đồng.

 dau tu 538 ty dong co gioi hoa san xuat nong nghiep hinh anh 1

Dùng máy sơ chế và đóng gói rau an toàn trước khi đưa ra thị trường ở huyện Củ Chi. K.H

Giai đoạn 2021-2025, thành phố dự kiến cần thêm 275 tỷ đồng tiếp tục đầu tư cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa; xây dựng các mô hình ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ đầu tư xây dựng các nhà sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp; đồng thời thực hiện công tác chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị từ nước ngoài…

Theo ông Lê Thanh Liêm-Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.HCM, cùng với áp dụng công nghệ cao, việc đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp chất lượng nông sản đảm bảo đồng đều, mẫu mã tốt, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, góp phần tăng giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 800 triệu đồng/ha/năm vào năm 2020, cao gấp 2 đến 3 lần so với giai đoạn 2011-2015.

Ngoài ra, ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong nông nghiệp cũng sẽ giải quyết được tình trạng thiếu lao động, cải thiện thu nhập của nông dân, đóng góp tích cực trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng…

Bà Nguyễn Thị Điểu (ấp 5, xã Hưng Long, huyện Bình Chánh) – một hộ được hỗ trợ cơ giới hóa cho biết, trước đây, gia đình có 2.000m2 sản xuất rau an toàn. Để chuẩn bị đất trồng rau, vợ chồng bà phải cuốc đất khá vất vả và tốn nhiều công sức. Từ khi sử dụng máy xới đất mini thì thời gian xới đất rút ngắn rất nhiều, công lao động cũng ít hơn. “Trước đây phải cần 3 ngày để cuốc đất thì giờ với máy xới mini, tôi chỉ cần 2 giờ là có thể chuẩn bị xong 1.000m2 đất để gieo hạt giống cho kịp thời vụ” - bà Điểu cho biết.

Tác giả bài viết: Khải Huyền

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: tỷ đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập760
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại771,941
  • Tổng lượt truy cập93,149,605
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây