Học tập đạo đức HCM

Đẩy mạnh kết nối, tiêu thụ nông sản an toàn: Ngon, sạch là bán chạy

Thứ tư - 08/08/2018 21:36
Lượng nông sản của Hà Nội sản xuất hiện mới đáp ứng được 60% nhu cầu tiêu dùng ở Thủ đô, trong khi tại nhiều tỉnh khác lại xảy ra dư thừa cục bộ... Để giải quyết nghịch lý này, Sở NNPTNT Hà Nội vừa tổ chức hội nghị kết nối sản xuất - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản (NLTS); phát triển chuỗi cung cấp rau, thịt, nông sản an toàn cho TP.Hà Nội.

Đưa nông sản tới tận tay người tiêu dùng

Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết, thời gian qua, 21 tỉnh, thành phố trong Ban điều phối chuỗi cung cấp rau thịt an toàn cho TP.Hà Nội đã tích cực, chủ động kết nối sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm NLTS nhằm đưa nông sản an toàn tới tận tay người tiêu dùng.

 day manh ket noi, tieu thu nong san an toan: ngon, sach la ban chay hinh anh 1

Đại biểu, người dân tham quan gian hàng trưng bày nông sản của các tỉnh, thành phố tại sân Thành ủy Hà Nội.  Ảnh: M.H

Mỗi năm, Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức cho các doanh nghiệp ký từ 30 - 40 biên bản hợp tác tiêu thụ nông sản an toàn với các tỉnh. Nhờ đó, lượng nông sản hàng năm được chuyển về Hà Nội tiêu thụ khá lớn như tỉnh Tuyên Quang hơn 600 tấn cam sành Hàm Yên, gần 2 tấn chè, hơn 6.000 lít mật ong; Vĩnh Phúc 10.000 tấn rau, quả; Hòa Bình 210 tấn rau, 34 tấn thịt lợn, 210 tấn cá…

Tính đến hết tháng 6.2018, các tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát triển được 461 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và có 194 chuỗi được xác nhận. Riêng Hà Nội đang duy trì và phát triển 80 chuỗi, đồng thời thành phố cũng thí điểm cấp 11 giấy xác nhận cho 11 cơ sở của 15 chuỗi rau, thịt với 23 điểm kinh doanh thực phẩm an toàn.

Ông Tạ Văn Tường cũng cho biết, gần đây Sở NNPTNT đã tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị giới thiệu các DN  sản xuất chế biến, kinh doanh của các tỉnh Ninh Bình, Quảng Nam, Lào Cai, Phú Thọ... với Hà Nội. Tại các sự kiện này thường có hoạt động trưng bày, giới thiệu các mặt hàng tiêu biểu của các làng nghề, sản phẩm rau củ quả, thực phẩm an toàn...

Tại hội nghị lần này cũng có nhiều DN, hợp tác xã (HTX), chủ trang trại đưa sản phẩm đến quảng bá. Anh Nguyễn Huy Ba - Phó Giám đốc HTX Chăn nuôi, thương mại và đầu tư Đoài Phương (xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi rất vui khi toàn bộ số gà mía sơ chế mang về hội nghị để giới thiệu đã được khách mua hết ngay trong buổi sáng. Điều đó cho thấy sản phẩm mang thương hiệu “Gà mía Sơn Tây” được đông đảo người tiêu dùng biết đến và sử dụng”.

Kiểm soát chặt chất lượng

Đến từ Bắc Kạn, chị Trương Thị Tuế - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Sang Hà (huyện Ba Bể) cho biết, lần này chị giới thiệu với người dân Thủ đô 2 sản phẩm chủ lực là bí xanh thơm và rau bò khai, được người tiêu dùng hỏi mua rất nhiều. “Riêng về rau bò khai, hiện HTX có vùng nguyên liệu 5ha. Để đưa nông sản an toàn đến với người tiêu dùng, chúng tôi đã tuân thủ nghiêm túc quy trình sản xuất và giữa tháng 3.2018, HTX đã được cấp chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sản phẩm được cấp tem truy xuất nguồn gốc, giúp khách hàng yên tâm về chất lượng, việc tiêu thụ vì thế cũng thuận lợi và giá bán cao hơn” - chị Tuế cho hay.

Theo ông Tạ Văn Tường, thời gian qua Sở NNPTNT Hà Nội, cơ sở sản xuất, kinh doanh và đón tiếp đoàn công tác các tỉnh, thành phố đến làm việc, tham quan, chia sẻ kinh nghiệm trong kết nối sản xuất, tiêu thụ nông sản. Qua đó, Sở đã giới thiệu và nắm bắt được tiềm năng, cơ hội hợp tác của Hà Nội và các địa phương.

Tuy nhiên, việc kết nối giữa các tỉnh với Hà Nội vẫn còn khó khăn do một số địa phương chưa xây dựng được kế hoạch chương trình hợp tác ở từng lĩnh vực hàng năm. Việc thu hút các DN của thành phố đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp chưa phát triển. Một số sản phẩm NLTS tiêu thụ tại các điểm kinh doanh trong mô hình chuỗi chưa có nhãn hiệu, thông tin nhận diện…

“Tới đây Sở NNPTNT Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp lấy mẫu giám sát chất lượng nông sản của các tỉnh đưa về Hà Nội và từ Hà Nội đi các tỉnh, nhằm truy xuất nguồn gốc chặt chẽ. Đồng thời, ký kết các chương trình hợp tác về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm với các tỉnh, thành phố có nhiều mặt hàng cung cấp về Hà Nội, nhất là khu vực miền Trung, miền Nam” - ông Tường nói.

Thiên Hương/danviet.vn

 Tags: hà nội

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập156
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại853,864
  • Tổng lượt truy cập93,231,528
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây