Ông Phan Hữu Lộc, Trưởng phòng Xây dựng nếp sống văn hóa - Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An cho biết: Điều kiện tiên quyết và nhất thiết tại mỗi bản làng, thôn, xóm là phải có nhà văn hóa. Đó là nơi diễn ra nhiều hoạt động chung của cộng đồng; là nơi quy tụ người dân về đây tham gia hội họp, sinh hoạt và còn là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa của thôn như hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao vào mỗi dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Tết cổ truyền, lễ hội làng, Rằm Trung thu, Quốc khánh 2/9... Nhà văn hóa còn là nơi nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt của các câu lạc bộ... Có thể nói, mật độ hoạt động của cộng đồng tại nhà văn hóa nông thôn tương đối dày đặc. Những hoạt động này rất có ý nghĩa tại mỗi thôn quê, cần được triển khai tại nhà văn hóa.
Cần thu hút người dân tham gia hoạt động cộng đồng tại nhà văn hóa |
Nhận thấy sự cần thiết cũng như tầm quan trọng trên, những năm gần đây, các khu dân cư đã huy động nguồn kinh phí từ công tác xã hội hóa để tu sửa, xây dựng nhà văn hóa. Nhiều nhà văn hóa được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đi vào hoạt động có hiệu quả. Hiện nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 397 nhà văn hóa đạt chuẩn với tổng kinh phí lên đến gần 800 tỉ đồng, gồm 78 nhà văn hóa xã, 319 nhà văn hóa thôn, bản...
Mặc dù hiện nay mật độ hoạt động tại nhà văn hóa khá dày đặc nhưng để các hoạt động đạt hiệu quả và đi vào chiều sâu thì không phải thôn, làng, bản nào cũng làm được. Có một thực tế là, càng ngày nhân dân càng “nhạt” dần với các hoạt động, phong trào mang tính tập thể. Vì vậy, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ có năng lực, có thể dẫn dắt việc tổ chức các hoạt động, phong trào tại nhà văn hóa với hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo bà con nhân dân tham gia.
Bên cạnh đó, để xây dựng được một nhà văn hóa không phải là việc làm đơn giản vì gặp phải những khó khăn trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nguồn lực, ngân sách xây dựng còn hạn chế, việc huy động sức dân, xã hội hóa còn khó khăn, nhất là khi gắn vào phong trào xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nhiều nhà văn hóa không được tu sửa, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, vừa gây lãng phí lại sử dụng không đúng mục đích, gây bức xúc cho người dân...
Hàng năm, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An đã phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ cơ sở về mặt quản lý Nhà nước, tập huấn nghiệp vụ, những kỹ năng trong việc tổ chức, quản lý, ban hành cuốn cẩm nang về cách tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, nói chuyện chuyên đề... để thu hút sự tham gia của nhân dân.
Có thể nói, hoạt động chung của cộng đồng tại nhà văn hóa rất có ý nghĩa, nó vừa là nơi để phát huy những giá trị mang tính truyền thống văn hóa của địa phương, vừa giúp người dân nâng cao đời sống tinh thần trong xu thế hội nhập hiện nay. Mong rằng, các cấp chính quyền ở nông thôn cần có giải pháp phát huy tối đa tác dụng của nhà văn hóa, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.
Theo congannghean.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;