Học tập đạo đức HCM

Để phong trào khởi nghiệp đi vào chiều sâu!

Thứ tư - 17/01/2018 03:47
- Năm 2017, tinh thần khởi nghiệp đã lan tỏa mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được khoản đầu tư lớn và đã thành công. Tuy nhiên, để khởi nghiệp không chỉ là phong trào, mà là bền vững, dài hơi, thì cần nhiều nỗ lực hơn nữa.
2017: Lan tỏa mạnh mẽ tinh thần khởi nghiệp
Nếu như năm 2016 được coi là năm khởi động của khởi nghiệp, thì 2017 chính là năm tăng tốc của khởi nghiệp, khi đã có nhiều hỗ trợ nổi bật từ phía Chính phủ.
Cụ thể, trong năm 2017, Chính phủ đã đưa ra nhiều nhóm giải pháp cụ thể để tạo dựng môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo và thành công. Các chính sách, thể chế đang được hoàn thiện dần để startup có thể tiếp cận nguồn tín dụng và có môi trường kinh doanh thuận lợi nhất.
Tiêu biểu là Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được thông qua vào tháng 6/2017, với các quy định về việc tạo kênh huy động vốn thông qua quỹ đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cùng các biện pháp hỗ trợ để khuyến khích tư nhân đầu tư các cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… hứa hẹn sẽ giúp tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để cho cho các dự án khởi nghiệp tiềm năng ở Việt Nam phát triển.
Năm 2017 đánh dấu sự tăng tốc trong phong trào khởi nghiệp của Việt Nam
Trong năm 2017, đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” cũng được triển khai, với hàng loạt các hoạt động đào tạo, cơ chế thuế đặc thù, góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp… giúp tạo ra một hệ sinh thái phát triển rộng khắp với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm; 30 cơ sở ươm tạo (BI); 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA); cùng một số mạng lưới cố vấn hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, như: Mạng lưới hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs Mentoring Network), Tổ chức SECO (Thụy Sĩ), Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan (IPP)…
Để kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhiều hoạt động thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cũng được tổ chức, như: Tọa đàm “Từ khởi nghiệp đến khởi nghiệp thông minh”; chuỗi hoạt động “Cafe Business Startup”; Ngày hội "Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2017" - Techfest VietNam 2017; Hay chương trình truyền hình thực tế “Shark Tank”… nhằm tạo không gian kết nối các quỹ đầu tư với nhóm khởi nghiệp gọi vốn, tạo “sân chơi” chia sẻ kiến thức, truyền cảm hứng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.
Nhờ những chính sách thúc đẩy và tạo điều kiện cho khởi nghiệp, năm 2017, phong trào khởi nghiệp của Việt Nam đã phát triển và lan tỏa mạnh mẽ trong cả nước, không chỉ của riêng một bộ, ngành mà đã mở rộng ra các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị -xã hội, các hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
Kết quả đạt được là, trong năm 2017, số doanh nghiệp thành mới của cả nước lên tới 126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2%, phá vỡ kỷ lục 110 nghìn doanh nghiệp của năm 2016.
Số lượng và giá trị các thương vụ đầu tư cũng đã tăng đáng kể... Trong đó phải kể đến 5 thương vụ startup gọi vốn thành công với tổng giá trị lên đến 40 triệu USD, như: Momo, F88, Got It!, Vntrip.vn, Toong. Gần đây nhất là Foody được SEA mua lại hơn 82% cổ phần với giá hơn 64 triệu USD.
Đặc biệt, ngoài lĩnh vực mới đầy tiềm năng là công nghệ thông tin, thì năm 2017 khởi nghiệp còn thổi làn gió mới vào một lĩnh vực vốn rất truyền thống là nông nghiệp. Trong năm 2017, đã có không ít thanh niên dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân vào đầu tư phát triển nông nghiệp với những cách làm mới, sáng tạo, như: Nguyễn Khánh Trình – người sáng lập Clever Ads với Trang trại Trung Thực; hay Nguyễn Khắc Minh Trí với MimosaTEK…
Để khởi nghiệp không chỉ là phong trào!
Bên cạnh những yếu tố tích cực của bức tranh khởi nghiệp năm 2017, thì việc số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, không đăng ký hoặc chờ giải thể vẫn ở mức cao, với hơn 72 nghìn doanh nghiệp làm gia tăng những lo lắng về sức bền của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Đánh giá về vấn đề này, bà Trần Thị Hồng Minh, Cục trưởng Cục quản lý Đăng ký Kinh doanh cho biết, số lượng doanh nghiệp rời khỏi thị trường so với số thành lập mới vẫn chiếm tỷ lệ cao cho thấy, doanh nghiệp vẫn gặp phải những khó khăn, rào cản. Các quy định pháp luật còn một số điểm chưa đồng bộ, thống nhất. Nhiều doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, đất đai. Sự vào cuộc của địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp ở một số nơi còn chưa thực sự hiệu quả, vẫn còn hiện tượng thanh, kiểm tra quá nhiều, chồng chéo, nhũng nhiễu doanh nghiệp…
Ở góc độ khác, bà Nguyễn Thị Lệ Quyên, chuyên viên Cục Phát triển Doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tại buổi giao lưu kết nối khởi nghiệp (Navigate Hanoi, ngày 12/01/2018 lại cho rằng, nguyên nhân khiến phong trào khởi nghiệp của Việt Nam chưa thật sự bền vững là do các thành phần của hệ sinh thái mặc dù đã có, nhưng vẫn ở giai đoạn "chập chững", khiến việc hỗ trợ cho khởi nghiệp gặp khó khăn.
Ví dụ như mạng lưới "nhà đầu tư thiên thần", mặc dù một số mạng lưới đã và đang hình thành. Tuy nhiên, phần lớn nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam chỉ rót vốn, chứ không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm. Khảo sát của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN) đánh giá, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế khởi nghiệp cao nhất nhưng lại nằm trong nhóm 20 quốc gia có khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh thấp nhất. Đa phần các khởi nghiệp trẻ vẫn còn tập trung vào ý tưởng sản phẩm mà quên đi việc lên bài toán lớn về năng lực và khả năng vận hành của bản thân doanh nghiệp. 
Theo đó, tại Techfest 2017, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần phải có các giải pháp để khởi nghiệp của Việt Nam không chỉ là phong trào, mà là liên tục, dài hơi và bền vững.
Để đạt được điều đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “ việc tháo gỡ rào cản để tạo điều kiện cho hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam bứt phá, góp phần hình thành cộng đồng startup Việt ngày càng lớn mạnh là việc làm cần thiết trong lúc này”.
Trên báo Hà Nội mới, TS. Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho rằng, để tránh khởi nghiệp ồ ạt, kém hiệu quả, Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý cần tập trung vào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nghĩa là chú trọng vào ứng dụng, nghiên cứu, triển khai để tạo ra được công nghệ mới, kết quả nghiên cứu mới khả thi có thể ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh.
“Như vậy mới có những mô hình như là Intel, Uber… thậm chí như là Apple, Microsoft. Những doanh nghiệp ấy có thể ban đầu chỉ manh nha ý tưởng công nghệ, nhưng khi được các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư quan tâm, được hệ thống chính sách hỗ trợ, thì sẽ trở thành những ông lớn trong nền kinh tế” TS. Quân cho biết.
Còn theo bà Thạch Lê Anh, chủ nhiệm đề án Vietnam Silicon Valley, thì cần nhân rộng mô hình tổ chức thúc đẩy kinh doanh như Vietnam Silicon Valley Accelertor (VSVA) tại các tỉnh, thành phố. Hoạt động đầu tư mạo hiểm vào quá trình đổi mới công nghệ thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và tỷ lệ thành công ở mức thấp. Do đó, Chính phủ cần khuyến khích phát triển các hình thức đầu tư vốn mạo hiểm thông qua các ưu đãi về thuế…
Bên cạnh đó, thời gian tới cần thành lập Hiệp hội Đầu tư mạo hiểm. Đây sẽ là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư được chuẩn xác hơn.
Tham khảo từ:
Nguyễn Minh (2017). Quỹ đầu tư mạo hiểm: Cặp bài trùng của startup, truy cập từ http://thoibaonganhang.vn/quy-dau-tu-mao-hiem-cap-bai-trung-cua-startup-69918.html
Chí Phong (2017). Tâm lý thích cuộc sống ổn định cản trở phong trào khởi nghiệp ở Việt Nam, truy cập từ http://vietnambiz.vn/tam-ly-thich-cuoc-song-on-dinh-can-tro-phong-trao-khoi-nghiep-o-viet-nam-43156.html
Mai Hà (2018). Cần một quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp, truy cập từ http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Thuong-hieu-DN/874498/can-mot-quy-dau-tu-mao-hiem-cho-khoi-nghiep
Kim Hiền (tổng hợp)
http://kinhtevadubao.vn
 Tags: khởi nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập332
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại835,232
  • Tổng lượt truy cập92,008,961
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây