Học tập đạo đức HCM

Đẹp nao lòng An Giang mùa nước nổi

Thứ ba - 17/10/2017 23:26
Như một cái hẹn, nước từ biển hồ Tonle Sap lại đổ về lưu vực hạ nguồn sông Mekong để miền Tây lại vào mùa lũ. Mùa lũ miền Tây được các cư dân ở đây rất nóng lòng chờ đợi và gọi bằng một cái tên rất dân giã: mùa nước nổi. Mùa nước đem tôm cá cho những bữa cơm của người dân, đem phù sa cho đồng ruộng, đó cũng là mùa thu hút khách du lịch khắp nơi đổ về chiêm ngưỡng vẻ đẹp và khám phá cuộc sống thường nhật.

 

ag-04

Mùa lũ về, miền Tây còn được ưu ái hơn nữa khi có một lượng cá lớn đổ về từ biển Hồ và sông Mekong, trong đó cá Linh là một đặc sản hiếm có

ag-01

Châu Đốc – điểm đến đầu tiên để bắt đầu khám phá An Giang bởi nó mang trong mình những đặc trưng về cảnh quan, văn hóa và con người bản địa

ag-02

Mùa lũ về nhưng người nông dân vẫn gieo cấy vụ thu vì nhiều đoạn có đê bao đảm bảo

ag-05

Từ Châu Đốc, đi thêm chừng 20km nữa là tới Tịnh Biên – vùng đất biên giới với đặc trưng là những cây thốt nốt giữa cánh đồng bao la

ag-08

Đường N2 nối liền Châu Đốc với Tịnh Biên và Tri Tôn, đoạn chạy qua cánh đồng núi Sam bát ngát

Mùa nước nổi hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long bắt nguồn từ khoảng tháng 9 đến tháng 11, nước lũ từ thượng nguồn ồ ạt đổ về phía hạ lưu rồi ra biển lớn. Hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp ở đầu nguồn, là nơi đón lũ về sớm nhất. Người miền Tây nói chung, bao đời nay đã quen với việc con nước lớn đổ về mỗi độ giao mùa, khi lúa vụ hè thu vừa gặt phơi xong, khi những cơn mưa mùa hè bắt đầu ngừng hạt, cũng vừa lúc mùa nước nổi lại về.

ag-06

Đừng quên đi xuồng vào thăm rừng tràm Trà Sư, nơi đây chính là mái nhà của nhiều loài chim đến mùa di trú bay về làm tổ

ag-09

Ở Tịnh Biên, hãy ghé thăm những cánh đồng thốt nốt hết sức đặc biệt, và hãy thử một ly nước thốt nốt tươi ngọt lịm

ag-12

Sản vật nổi tiếng của An Giang và miền Tây chính là cá tôm được đánh bắt tự nhiên từ hệ thống kênh rạch chằng chịt của vùng hạ lưu sông Mekong

ag-11

Những sản vật đặc biệt của mùa nước nổi chỉ có ở miền Tây

ag-13

Từ Tịnh Biên, đi thêm khoảng 40km nữa sẽ đến Tri Tôn. Ở đây, có một địa danh rất quen thuộc với các nhiếp ảnh gia, đó là cánh đồng Tà Pạ và hồ nước cùng tên

ag-16

Tri Tôn còn nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer và tăng ni phật tử

Đó là những ngày rong ruổi sau khoảng thời gian chỉ biết đến công việc và công việc. Tôi lại bắt đầu hành trình của mình từ Châu Đốc để khám phá đất An Giang còn nhiều bí ẩn. Bỏ lại sau lưng những email, những cú điện thoại công việc, tôi chỉ biết trước mặt tôi là những ngày được lang thang dọc theo sông nước miền Tây, được hít khí trời tươi nguyên, được sống cùng bà con mùa lũ.

ag-14

Cánh đồng Tà Pạ như một tấm thảm rộng lớn với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt hiên ngang giữa trời xanh

ag-17

Búng Bình Thiên là một hồ nước tự nhiên rất lớn, dân ở đây đa phần là người Chăm và theo đạo Hồi

ag-18

Người dân ở vùng này đa phần cũng sống nhờ vào nghề chài lưới, họ sinh ra từ sông nước, lớn lên cũng nhờ vào những con nước của mùa lũ

ag-20

Bông điển điển là một sản vật đặc biệt của miền Tây chỉ có vào mùa nước nổi

ag-19

Người dân thường hái bông điên điển trên sông vào mùa nước nổi

An Giang, miền đất Bảy Núi có rừng tràm Trà Sư với muôn loài chim trời, có hồ nước trời Búng Bình Thiên mênh mông sắc vàng điên điển, có chợ nổi Long Xuyên náo nhiệt đông vui, có hồ Tà Pạ trong vắt với đá dựng nham nhở…Và còn rất rất nhiều những nơi khác nữa, mỗi nơi tôi đến đều mang trong mình những sắc màu khác nhau của cuộc sống nơi đây. Cuộc sống bình dị của những người dân quanh năm sống chung với sông nước, với từng cơn lũ…

Theo Đẹp

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập610
  • Hôm nay98,262
  • Tháng hiện tại834,372
  • Tổng lượt truy cập93,212,036
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây