Học tập đạo đức HCM

Định hình giải pháp chuyển đổi cây trồng

Thứ ba - 11/08/2015 05:04
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng hiệu suất, tăng giá trị và lợi nhuận cho nông dân đã được Bộ NN-PTNT khuyến cáo các tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện. Theo các nhà chuyên môn, trong hoàn cảnh giá lúa bấp bênh, tình hình xuất khẩu gạo gặp khó, thì việc giảm diện tích đất lúa kém hiệu quả để chuyển sang trồng cây khác là vấn đề cấp bách. Song, việc trồng cây gì, bán ở đâu, ai mua, giá bao nhiêu… vẫn chưa được định hình rõ nét.
Lạc quan bước đầu

Anh Lâm Văn Sáu, ngụ xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) tâm sự: “Vợ chồng tôi có 4 công đất lúa sản xuất 3 vụ mỗi năm, cộng với làm thuê thêm nhưng kinh tế gia đình cứ mãi chật vật. Tìm hướng thoát nghèo nên quyết định bỏ cây lúa, chuyển sang trồng quýt đường. Thời gian đầu tôi áp dụng trồng xen kẽ rau màu để “lấy ngắn nuôi dài”. Đến khi quýt đường cho trái, không ngờ thương lái tìm mua tận vườn với giá 30.000 đồng/kg. Nhờ đó chỉ với 4 công quýt đường, năm rồi thu nhập tới 400 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so trồng lúa”. Theo Phòng NN-PTNT huyện Lai Vung, quýt đường có vị ngọt thanh, múi không bị sượng… nên gần đây được thị trường ưa chuộng, nhờ đó giá luôn dao động ở mức từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, thậm chí có lúc hơn 40.000 đồng/kg. Hiệu quả kinh tế rõ rệt, nên người dân Lai Vung mạnh dạn chuyển đổi sang trồng quýt đường và hiện nay diện tích trồng cây này đã lên tới 1.300ha.

Nông dân Đồng Tháp trồng sen trên đất lúa.

Ông Đặng Văn Chen, Trưởng ban Nhân dân ấp Khánh Nhơn, xã Tân Khánh Đông, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) bộc bạch, vùng này trước đây người dân chỉ trồng lúa, nhưng giá lúa thấp quá nên bà con phải tìm cây trồng khác thay thế. Nhiều hộ chọn trồng các loại hoa kiểng như cúc mâm xôi, cúc tiger, sứ, vạn thọ, cỏ nhung... và đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp hàng chục lần so trồng lúa. Hiện diện tích hoa kiểng ở xã Tân Khánh Đông đã hơn 117ha, đa phần chuyển đổi từ đất lúa sang. Ông Nguyễn Tôn Hoàng, Bí thư Thành ủy TP Sa Đéc, cho biết: “Để việc chuyển đổi hiệu quả, TP Sa Đéc đã quy hoạch vùng trồng hoa hợp lý, đầu tư hạ tầng cơ bản, hợp tác với Hà Lan ứng dụng công nghệ tiên tiến về trồng hoa, nhập những giống hoa mới, chất lượng về nhân rộng, tìm đầu ra ổn định cho hoa kiểng. Nhờ triển khai đồng bộ nên phần lớn diện tích trồng hoa phát triển rất tốt. Tới đây, Sa Đéc sẽ tiếp tục giảm đất lúa để trồng hoa kiểng, giúp nông dân làm giàu”.

Chị Huỳnh Kim Ngọc, ngụ phường Thới Thuận (Thốt Nốt, Cần Thơ) tâm sự, nhiều năm làm lúa 3 vụ vẫn không khá lên được. Riêng vụ hè thu này, gia đình chuyển sang trồng mè. Kết quả 3 công mè trúng mùa, thu được hơn 23 triệu đồng, gấp mấy lần lúa…

Khó nhân rộng…

Theo Bộ NN-PTNT, năm 2014, toàn vùng ĐBSCL đã chuyển đổi khoảng 78.375ha đất lúa sang trồng 23.920ha rau, 15.961ha dưa hấu, 13.117ha mè, số diện tích còn lại trồng cây ăn trái, đậu, bắp, rau màu các loại… Việc chuyển đổi bước đầu cho thấy cây màu, cây ăn trái hiệu quả cao hơn lúa; đồng thời giải quyết được việc làm cho lao động nhãn rỗi ở nông thôn. Luân canh cây trồng cũng góp phần hạn chế sâu bệnh gây hại cho lúa và giảm được áp lực nước tưới trong thời điểm nắng hạn. Ngoài ra, việc chuyển đổi cũng làm tăng thêm nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản, hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu; từ đó giảm giá thành chăn nuôi.

Mặt được là vậy, tuy nhiên khi triển khai nhân rộng đã gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Cao Miên, Giám đốc HTX Rau củ quả Tân Bình (Vĩnh Long), trăn trở: “Đầu năm 2014, chúng tôi xây dựng mô hình trồng hành lá tiêu chuẩn VietGAP, sau đó mời các doanh nghiệp về tham quan và họ ký hợp đồng tiêu thụ. Thời điểm đó giá hành lá lên đến 700.000 đồng/tạ, giúp nông dân thu lợi nhuận 100 triệu đồng/ha. Cứ ngỡ cách làm này sẽ đưa cây hành lá phát triển mạnh hơn, nào ngờ từ đầu năm 2015 đến nay, khi diện tích hành tăng vọt thì giá rớt thảm hại. Hiện thời giá hành chỉ còn 150.000 - 300.000 đồng/tạ, khiến nông dân lỗ nặng”. Tương tự hành lá, thời gian qua khi giá thanh long ở mức cao từ 20.000 - 40.000 đồng/kg, hàng loạt hộ ở ĐBSCL “chạy đua” bỏ lúa để trồng thanh long; nay giá thanh long sụt giá còn 4.000 - 6.000 đồng/kg nên nông dân chới với. Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, nhiều mô hình chuyển đổi bước đầu mang lại hiệu quả cao khi diện tích ít; đến lúc phát triển nhiều thì lập tức rớt giá, khó tiêu thụ và nông dân bị lỗ. Đây là vấn đề bức bách cho thấy việc nhân rộng sản xuất với nhu cầu tiêu thụ chưa ăn khớp.

Cục Trồng trọt, lưu ý: Giữa doanh nghiệp thu mua với nông dân sản xuất chưa kết nối được về giá cả, đầu tư, bao tiêu... Một số nơi việc chuyển đổi còn tự phát, không theo quy hoạch về diện tích, sản lượng, chủng loại, mùa vụ, nên thường bị “dội chợ” khi vào chính vụ thu hoạch. Hệ thống thủy lợi lâu nay chủ yếu phục vụ cây lúa, nay ào ạt chuyển sang cây trồng khác đã gặp trở ngại. Khắc phục những hạn chế trên, tới đây các địa phương cần xác định những sản phẩm chủ lực để chuyển đổi phù hợp thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; xem xét phát triển mô hình doanh nghiệp hoạt động cùng hợp tác xã theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản để nông dân giảm thiểu rủi ro.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh, việc chuyển đổi cần hướng tới phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành và thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, tích cực đầu tư công nghiệp chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nhằm giảm tổn thất và tăng giá trị sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ, từ đó định hướng cho sản xuất; cơ cấu mùa vụ, sản lượng hợp lý, chú ý rải vụ để tránh rớt giá… Phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới mong đạt hiệu quả lâu dài.

NGUYỄN THANH
Nguồn: Sái Gòn Giải Phóng

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập203
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại874,050
  • Tổng lượt truy cập92,047,779
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây