Học tập đạo đức HCM

Đổ xô trồng lúa Nhật: Nhiều rủi ro

Thứ hai - 24/07/2017 21:08
Dù chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo nghiệm và công nhận ở miền Nam nhưng giống lúa Nhật đã được trồng trên hàng chục ngàn hecta ở ĐBSCL

Gần đây, diện tích trồng lúa Nhật ở ĐBSCL đã lên đến hàng chục ngàn hecta. Đây là giống lúa có ưu điểm như ít nhiễm phèn, tương đối thích ứng với thổ nhưỡng nhiều vùng miền, ít nhiễm sâu bệnh, nông dân giảm được chi phí nên lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, do nhiều người ồ ạt trồng nên có nguy cơ thừa sản lượng, khó tiêu thụ.

Tự phát mở rộng diện tích

Giống lúa Nhật du nhập Việt Nam chưa lâu và mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) chấp thuận cho sản xuất ở các địa phương thuộc đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc, chưa có khảo nghiệm và cũng chưa được công nhận ở miền Nam.

Do đó, ĐBSCL vẫn chưa được phép triển khai giống lúa này theo quy mô sản xuất đại trà. Thế nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, nhiều nông dân đã tự phát trồng lúa Nhật với diện tích ngày càng tăng. Theo thống kê, tỉnh này hiện có gần 43.000 ha trồng lúa Nhật, tập trung chủ yếu ở các huyện Kiên Lương, Hòn Đất và Giang Thành. Việc sản xuất giống lúa này cũng chưa được ngành nông nghiệp tỉnh đưa vào quy hoạch, nông dân đang sản xuất tự phát.

Đổ xô trồng lúa Nhật: Nhiều rủi ro - Ảnh 1.

Diện tích trồng lúa Nhật ở Kiên Giang ngày càng tăng

Anh Đỗ Lê Hữu - nông dân ở ấp Kiên Hảo, xã Mỹ Hiệp Sơn, huyện Hòn Đất - cho biết: "Trồng giống lúa Nhật có sản lượng và thu hoạch cao hơn giống truyền thống. Hơn nữa, do tôi đã có hợp đồng nên được công ty bao tiêu sản phẩm với giá thống nhất, không phải lo đầu ra. Trong khi đó, nếu trồng những giống lúa truyền thống, tôi không được bao tiêu sản phẩm, khi thu hoạch phải bán qua cò nên giá cả rất bấp bênh, thậm chí có khi thương lái không mua".

Theo một nông dân khác ở xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, trong vụ đông xuân 2016-2017, gia đình ông ký hợp đồng sản xuất 12 ha lúa Nhật do một công ty ở huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đầu tư và tiêu thụ sản phẩm với giá ấn định 5.000 đồng/kg lúa tươi. "Bây giờ, chúng tôi lại tiếp tục ký hợp đồng làm ăn, không phải lo đầu ra sản phẩm nữa, chỉ lo xuống giống, canh tác theo các điều khoản cam kết" - nông dân này tỏ ra tự tin.

Dễ bị thiệt hại

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, điều đáng lo ngại là trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chỉ có 30.000 ha giống lúa Nhật được các doanh nghiệp (DN) ký kết bao tiêu sản phẩm, còn lại khoảng 13.000 ha đang sản xuất giống lúa này là do nông dân trồng tự phát, sau thu hoạch không biết đầu ra thế nào. Trong khi đó, giống lúa Nhật khó có thể tiêu thụ trong nước do còn xa lạ với người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, cho rằng: "Những năm gần đây, do nhiều DN xuất khẩu gạo trồng từ lúa Nhật nên nông dân nhiều địa phương ở ĐBSCL đã mua giống lúa này từ các nhà sản xuất ở phía Bắc mang về trồng. Sở đã có văn bản đề nghị Cục Trồng trọt và Bộ NN-PTNT có văn bản chỉ đạo xử lý việc trồng lúa Nhật tự phát trên địa bàn tỉnh. Cục Trồng trọt ghi nhận kiến nghị của Kiên Giang và đã báo cáo Bộ NN-PTNT. Tỉnh đang chờ ý kiến chỉ đạo từ bộ".

Nguyên nhân diện tích canh tác giống lúa Nhật tự phát đang tăng ở mức đáng báo động là do nhiều nông dân cho rằng trồng lúa này có sản lượng, hiệu quả hơn các giống truyền thống, có nhiều DN ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên đầu ra không đáng lo.

Theo các DN bao tiêu, trồng lúa Nhật phải theo hợp đồng mới được bao tiêu, ngoài hợp đồng không được thu mua. Ngay cả nông dân ký hợp đồng, lượng bao tiêu cũng căn cứ theo diện tích, nếu vượt mức cam kết cũng không được thu mua.

Ông Bùi Hùng Thường, Phó Ban Dân tộc HĐND tỉnh Kiên Giang, đánh giá đây là giống lúa mới nên nông dân địa phương chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh cũng chưa được dự báo. Ngoài ra, khu vực ĐBSCL, trong đó Tứ giác Long Xuyên, là vùng ngập lũ sâu, nếu canh tác giống lúa truyền thống, nông dân còn có thời gian để tránh lũ, còn lúa Nhật là giống lúa dài ngày nên dễ bị thiệt hại bởi sự bất thường của thời tiết.

Trước mắt, để tránh thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Kiên Giang khuyến cáo nông dân không nên trồng lúa Nhật đại trà, chỉ trồng khi có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các DN. 

Bài học chuối, heo vẫn còn đó

Theo GS Võ Tòng Xuân, gạo từ lúa Nhật hiện cung cấp chủ yếu cho thị trường Trung Quốc. Đây là giống lúa ĐS1 do Viện Di truyền nông nghiệp lai tạo nên Việt Nam có quyền xuất khẩu. Nông dân chỉ trồng khi có hợp đồng bao tiêu, không nên tự phát trồng. Không phải cứ thấy người khác bán được giá thì trồng theo mà không biết tiêu thụ như thế nào. Chúng ta phải cảnh giác việc này. Dù giống lúa này có thị trường tiêu thụ nhưng mua hay không là do thương lái quyết định. Bài học "giải cứu" dưa hấu, chuối hay heo vừa qua vẫn còn hiển hiện.

Ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang, cho biết nông dân trong tỉnh đang trồng 2 giống lúa Nhật là Naha và ĐS1. Trong đó, Naha là giống thuần Nhật và được Công ty Kitoku liên kết với Công ty Lương thực An Giang triển khai trồng khoảng 5.000 ha và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân. Loại gạo này được Công ty Kitoku xuất khẩu sang nước có người Nhật sinh sống. "Lúa trồng từ giống ĐS1 được Công ty Vinacam liên kết với các HTX ở 2 xã Tân Tiến và Lương An Trì của huyện Tri Tôn với khoảng 12.000 ha. Công ty này đang mở rộng diện tích sang các huyện An Phú, Tân Châu, Tịnh Biên và Châu Phú. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp chỉ khuyến khích công ty mở rộng diện tích ở các huyện còn đất nhiễm phèn như Tri Tôn hay Tịnh Biên vì đây là giống lúa chịu phèn tốt" - ông Thư nói.C.Tuấn - Th.Nốt

Theo GIANG SƠN/nld.com
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại837,153
  • Tổng lượt truy cập92,010,882
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây