Học tập đạo đức HCM

Doanh nhân Hàn Quốc sang VN quyết biến củ cải thành 'vàng trắng' XK

Thứ năm - 29/03/2018 04:41
Một doanh nhân Hàn Quốc dưới sự kết nối của Viện Kinh tế nông nghiệp hữu cơ và Công ty Lavifood của Việt Nam đã quyết định xây dựng nhà máy chế biến củ cải tại Hải Dương, biến sản phẩm đang dư thừa thành “vàng trắng” xuất khẩu…

Củ cải là một trong những nguyên liệu truyền thống trong văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc. Tại quốc gia này, hầu như món ăn nào cũng gắn liền với củ cải, đặc biệt là món củ cải muối vàng rất được ưa chuộng.

Đại diện doanh nghiệp ILMI Hàn Quốc, Công ty Lavifood và Viện Kinh tế hữu cơ lên chiến lược xây dựng nhà máy chế biến củ cải đầu tiên tại Việt Nam.

Tại Hàn Quốc, mỗi năm tiêu thụ tới hàng triệu tấn củ cải tươi hoặc củ cải đã qua chế biến, thành phẩm, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng.

Tuy nhiên, lực cung tại Hàn Quốc đang ngày càng bị thu hẹp, vùng trồng củ cải càng ngày càng bị thu hẹp do tốc độ đô thị hóa, các nhà máy chế biến củ cải tại xứ sở kim chi cũng đã đạt “đỉnh” và bão hòa, không thể mở rộng sản xuất, chi phí thuê nhân công quá cao.

Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu khổng lồ trong nước, các doanh nghiệp ngành thực phẩm Hàn Quốc đã phải đi tìm nguồn cung cấp từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN.

Mặc dù vậy, vấn đề chất lượng củ cải không phải ở đâu cũng phù hợp với tiêu chuẩn của Hàn Quốc. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng củ cải như thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu,... cũng đang là thách thức đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Đại diện doanh nghiệp ILMI Hàn Quốc, Công ty Lavifood và Viện Kinh tế hữu cơ lên chiến lược xây dựng nhà máy chế biến củ cải đầu tiên tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều nét tương đồng với Hàn Quốc, từ lâu, các doanh nghiệp thực phẩm xứ kim chi cũng nhập khẩu rất nhiều nông sản của Việt Nam như gạo, cà phê, hồ tiêu,.... tuy nhiên, một số loại rau củ quả như cải thảo, củ cải, cà rốt... vẫn chưa để lại dấu ấn trên thương trường.

Theo ông Đinh Hùng Dũng, Giám đốc Công ty CP Lavifood, các loại rau củ quả của Việt Nam như củ cải, cà rốt hay cải thảo đang là tương lai cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam không chỉ Hàn Quốc mà còn trên thế giới.

Đây không phải là lời khẳng định không có căn cứ, bởi lẽ, vào năm 2016, rau củ quả lần đầu tiên vượt lúa gạo và nằm trong Top 3 nông sản xuất khẩu, đạt tốc độ tăng trưởng 32,7% trong vòng 5 năm qua. Năm 2017, rau củ quả lập kỷ lục kim ngạch xuất khẩu 3,5 tỉ USD, tăng hơn 43% so với năm 2016.

Tiềm năng tăng trưởng của ngành chế biến rau củ quả tại Việt Nam được dự báo sẽ còn tang cao khi cả nước hiện chỉ có 145 doanh nghiệp chế biến rau quả, chiếm 2,19% trong số các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (theo số liệu của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp).

Công suất trung bình đạt 826.630 tấn một năm (2013) trong khi trong khi tổng sản xuất rau quả tươi đạt 22,1 triệu tấn trong cùng một năm. Do kết quả của việc đầu tư vốn thấp trong nông nghiệp, mức độ chế biến trong ngành công nghiệp rau quả chỉ là 4%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.

“Cái thiếu của Việt Nam không phải sản vật, không phải thổ nhưỡng, đất đai hay chất lượng,... cái thiếu của ngành nông sản Việt Nam đó chính là cái nhìn lâu dài, chiến lược. Đó chính là nhà máy sản xuất, là ngành công nghiệp chế biến và đầu ra cho sản phẩm”, ông Dũng nói.

Đứng trước những khó khăn và thách thức, Công ty CP Lavifood phối hợp với Viện  Kinh tế Nông nghiệp Hữu cơ đã phải suy nghĩ và tìm đầu ra cho nông sản Việt Nam.

Đại diện doanh nghiệp ILMI Hàn Quốc, Công ty Lavifood và Viện Kinh tế hữu cơ lên chiến lược xây dựng nhà máy chế biến củ cải đầu tiên tại Việt Nam.

Ông Dũng thừa nhận, trong quá trình đi tìm lối thoát cho nông sản Việt Nam, Lavifood rất may mắn khi có thêm một người đồng hành khách là Công ty ILMI Farming&Fisheries (Hàn Quốc). Doanh nghiệp này cung cấp chiếm 70% thị phần củ cải, kim chi tại Hàn Quốc.

Trao đổi với PV, ông  Oh Yeong Cheol, Chủ tịch HĐQT Công ty Ilmi Farming & Fishery cho biết, thổ nhưỡng của Việt Nam rất phù hợp để trồng củ cải; đặc biệt là vùng ven sông Hồng rất màu mỡ.

Ông Oh nói: “Giống củ cải do bà con nông dân trồng tại đây có xuất xứ từ Hàn Quốc, đặc điểm giòn, có vị hơi hăng, nồng đặc trưng, nhưng do kỹ thuật trồng chưa phù hợp nên củ cải khó đạt được kích thước và sản lượng tối ưu”.

Ông Oh Yeong Cheol rất buồn khi củ cải của bà con nông dân xã Tráng Việt (Mê Linh, Hà Nội) phải đem vứt đi: “Lúc tôi xem bản tin trên tivi, tôi thấy rất đáng tiếc. Người làm nông vốn dĩ đã vất vả, nhưng sản phẩm của họ lại không có đầu ra, không có ngành phụ trợ. Từ đó, sản phẩm còn tươi ngon nhưng đem vứt đi. Coi như họ đã trắng tay”.

“Trước hết, chúng ta phải đặt lợi ích của người nông dân lên hàng đầu, từ đó tìm ra lối thoát cho các sản phẩm nông nghiệp. Lúc tôi xem bản tin đó, tôi nằm trong bệnh viện và sốt tới 40 độ C. Nhưng tôi vẫn phải đặt vé máy bay sang Việt Nam ngay, để ngăn họ đừng vứt củ cải đi, có bao nhiêu, chúng tôi (Công ty ILMI Farming & Fisheries-PV) sẽ hỗ trợ và thu mua hết cho bà con”, ông Oh nói.

Lavifood và Ilmi cũng đã xúc tiến các giải pháp lâu dài để thu mua rau củ của nông dân trong khu vực. Dự kiến tháng 8/2018, Liên doanh Lavifood và Ilmi sẽ khởi công xây dựng nhà máy chế biến rau củ xuất khẩu tại Khu Công nghiệp VSIP Hải Dương với công suất 15.000 tấn thành phẩm/năm.

Theo kế hoạch, đến tháng 5/2019 nhà máy sẽ đi vào hoạt động và cần một vùng trồng khoảng 600ha để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất. Liên doanh Lavifood và Ilmi sẽ thu mua rau củ của nông dân tại các tỉnh-thành trong phạm vi xung quanh nhà máy như thành phố Hà Nội (Mê Linh, Phúc Thọ), Hưng Yên, Hải Dương. Khi ký hợp đồng thu mua nông sản của nông dân, Liên doanh Lavifood và Ilmi sẽ cung cấp giống, đào tạo kỹ thuật canh tác thích hợp cho từng loại rau củ nhằm đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà máy ngay từ khâu nguyên liệu.

TÂM ĐAN/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập451
  • Hôm nay105,091
  • Tháng hiện tại843,637
  • Tổng lượt truy cập93,221,301
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây