Học tập đạo đức HCM

Đột phá chính sách tín dụng

Thứ ba - 21/07/2015 05:37
Nghị định 55 là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với luật Hợp tác xã mới, được cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân hưởng ứng.
SX nông nghiệp hàng hóa đang cần một lượng vốn rất lớn

Ngân hàng Nhà nước đang xin ý kiến cá nhân, tổ chức về Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Nghị định 55 sẽ thay thế cho Nghị định 41 trước đây, là bước đột phá trong chính sách tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với luật Hợp tác xã mới, được cộng đồng doanh nghiệp và bà con nông dân hưởng ứng, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp nói riêng và tái cơ cấu nền kinh tế nói chung.

Đột phá

Nghị định 55 nâng mức cho vay vốn không có tài sản bảo đảm được tăng lên, gấp 1,5 lần cho đến gấp đôi so với trước đây. Đối tượng được vay vốn cũng sẽ được mở rộng hơn.

Các hợp tác xã, mô hình sản xuất lớn, liên kết ứng dụng công nghệ cao cũng sẽ được khuyến khích khi Nghị định mới triển khai.

“Nghị định mới gỡ được nút thắt trong việc cấp tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Tách bạch trách nhiệm cho vay và hạn mức được vay cũng được tăng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vốn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”, Đại biểu Quốc hội Trần Du Lịch (TP.HCM) cho biết.

Ông Lịch cho biết thêm, Nghị định mới đã tách bạch hoạt động tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam ra khỏi phạm vi điều chỉnh của Nghị định do hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách đã được điều chỉnh trong các văn bản pháp luật khác của Chính phủ.

Bên cạnh đó, đối tượng cho vay, cũng được mở rộng. Trước chỉ khu biệt là ở nông thôn, nhưng giờ ở cả thành phố nhưng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ được vay vốn.

Chính sách mới có tác động tích cực thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp.

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) cho biết, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay chỉ chiếm khoảng 3,5% tổng số doanh nghiệp. Do đó chính sách này sẽ có tác động tích cực để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, đổi mới mô hình sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng.

Các ngân hàng thương mại (NHTM) đã sẵn sàng nguồn vốn để triển khai Nghị định mới.

Phó Tổng giám đốc Agribank Phạm Toàn Vượng cho biết, để triển khai tốt Nghị định 55, Agribank đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn, đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Agribank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong hàng đầu của mình về đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn trong hệ thống ngân hàng.

Vị Phó Tổng giám đốc Agribank cho biết thêm, tính đến nay có 3,8 triệu hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đang còn dư nợ tại Agribank với số tiền hơn 425 ngàn tỷ đồng, chiếm 74,7% tổng dư nợ của Agribank (tổng dư nợ đến nay của Agribank là 569 ngàn tỷ đồng).

Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ là một hệ thống chính sách đồng bộ không chỉ khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng.
Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định có thể nói là một trong các giải pháp đột phá, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

“Riêng từ khi thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ (từ 2010 đến 2015), Agribank đã giải ngân cho gần 5,4 triệu lượt khách hàng với tổng số tiền 982 ngàn tỷ đồng (số khách hàng còn dư nợ đến nay là trên 2 triệu khách hàng với dư nợ trên 181 ngàn tỷ đồng).

Đây là bằng chứng thuyết phục nhất chứng minh sự nhất quán trong việc xác định nhiệm vụ đầu tư tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân của Agribank”, ông Vượng nhấn mạnh.

Nông dân hào hứng

Do tác động của việc đô thị hóa nên người dân ở thị trấn, các phường thuộc thị xã, thành phố vẫn sản xuất nông nghiệp là chính nhưng không được tiếp cận chính sách theo Nghị định 41.

Nghị định mới đã bổ sung đối tượng khách hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng nằm ngoài khu vực nông thôn vẫn được thụ hưởng chính sách tín dụng.

Tiếng là sống ở thị trấn nhưng gia đình anh Nguyễn Như Phượng ở tổ 9, thị trấn Đông Hưng, huyện Đông Hưng (Thái Bình) thu nhập của cả gia đình trông vào sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi lợn, gà.

Với Nghị định 41, anh Phượng không ở trong diện được vay không có tài sản bảo đảm tối đa 50 triệu đồng, vì sống ở khu vực thị trấn, nay theo Nghị định mới anh đã được tiếp cận vay vốn.

“Tôi rất vui khi biết theo Nghị đinh mới mình sẽ ở trong diện được vay vốn không cần tài sản bảo đảm lên tới 100 triệu đồng để đầu tư sản xuất nông nghiệp. Số tiền này có thể giúp tôi xây dựng chuồng trại, con giống, góp phần nâng thu nhập cho gia đình”, anh Phượng hồ hởi cho biết.

Một điểm mới quan trọng trong Nghị định 55 là các quy định về chính sách tín dụng khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Đây là những nội dung phục vụ cho đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Với các chính sách này thì các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sẽ yên tâm với vai trò đầu mối thực hiện mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất.

“Công ty của tôi chuyên sản xuất trứng sạch, lợn hữu cơ theo chuẩn của Nhật Bản. Nghị định mới là cơ hội để giúp công ty tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất, mở rộng mô hình chăn nuôi”, ông Nguyễn Đại Thắng, giám đốc Gông ty trang trại Bảo Châu, huyện Sóc Sơn, Hà Nội cho biết.

Theo nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập604
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm603
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại862,145
  • Tổng lượt truy cập92,035,874
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây