Học tập đạo đức HCM

Dư địa... công nghệ cao cho người sản xuất nhỏ lẻ

Thứ hai - 13/08/2018 10:41
Thời gian qua, nền nông nghiệp của Việt Nam đã có rất nhiều trải nghiệm trong việc tìm kiếm mô hình phát triển bền vững.

Chẳng hạn, thành lập các tập đoàn, tổ liên kết sản xuất hay hợp tác xã nông nghiệp. Tiếp đến là mô hình “bốn nhà” - liên kết giữa Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp hay mô hình liên kết các vùng miền với nhau để phát huy thế mạnh sẵn có (liên kết vùng). Rồi tới việc tìm cách tháo gỡ đầu ra cho sản phẩm qua các chương trình khuyến mãi, hội chợ giới thiệu hàng nông sản Việt Nam ở trong và ngoài nước. Chính sách cũng được thay đổi nhằm thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như tăng ưu đãi về vốn vay, đất đai hay giảm thuế. Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, gọi tắt là nông nghiệp công nghệ cao hay nông nghiệp 4.0 được cổ xúy.

Ghe chà vải bán hàng hóa nông sản trên sông rạch.

Nông nghiệp công nghệ cao có vẻ như là xu hướng của nền nông nghiệp toàn cầu trong thế kỷ 21. Máy móc dần thay thế vai trò của con người từ khâu làm đất, xuống giống, tưới nước, bón phân, quản lý dịch hại, thu hoạch, đóng gói, lưu trữ và phân phối. Hàng hóa nông sản được kiểm soát chặt chẽ từ xuất xứ, độ đồng đều, số lượng, chất lượng, thời gian nên dễ chuyên chở, bảo quản, phân phối hay chế biến, góp phần làm cho giá thành sản xuất hàng hóa thấp nên dễ cạnh tranh khi bán ra thị trường.

Từ cách nhìn đó, xem ra hàng hóa nông sản của những nhà sản xuất nhỏ lẻ khó có khả năng chen vào những thị trường nêu trên.

Khó là vì hiện nay bình quân mỗi gia đình ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có khoảng 0,7 héc ta đất thì lấy đâu ra lượng hàng hóa lớn. Và theo quy luật sinh học tự nhiên, trong cùng một cây, trái nào ra trước thì chín trước, trái nào đậu sau thì chín sau, lấy đâu ra trái chín đồng loạt. Mùa thuận thì nhiều trái, trái to, còn mùa nghịch thì ít trái, trái cũng nhỏ hơn nên lấy đâu ra trái có cùng kích cỡ, cùng màu sắc, cùng chất lượng. Nhưng đó lại là những tiêu chuẩn bắt buộc để hàng hóa nông sản được chấp nhận cho xuất khẩu hay vào các siêu thị.

Chỉ mới đây thôi, các địa phương rất hồ hởi, phấn khởi vì có các siêu thị mọc lên. Người dân kỳ vọng đó là nơi mình có thể cung cấp hàng hóa nông sản nhưng rồi mọi việc không xảy ra như mong đợi. Các nhà đầu tư buộc phải thay ngôi đổi chủ hay phải điều chỉnh các siêu thị chuyên bán sỉ thành bán lẻ, siêu thị có quy mô lớn (supermart) thành có quy mô nhỏ hơn (minimart) vì không đủ hàng hóa nông sản đạt chuẩn đầu vào và cũng vì sức mua của người dân có hạn.

Trong hoàn cảnh đó, xem ra người nông dân rất linh động. Hàng hóa không vào được siêu thị, họ tìm cách “tự bán” hàng hóa của mình. Thế là dọc các con đường xuất hiện những bó rau, rổ ốc, nải chuối, buồng dừa được bày bán ngay trước cửa nhà. Quy mô hơn thì trên bờ có các xe đẩy với đầy đủ hàng hóa, dưới sông có các ghe chà vải len lỏi khắp vùng sông rạch. Tất cả đều có cùng mục đích là phân phối hàng hóa nông sản đến tận tay người tiêu dùng.

Chắc chắn là sẽ có nhiều người cho rằng cái kiểu buôn bán “cò con” đó thì biết bao giờ người nông dân mới khá lên được, biết bao giờ nền nông nghiệp của chúng ta mới có cơ hội “hóa rồng” trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Và một lần nữa, người ta lại kỳ vọng khoa học - công nghệ cao sẽ giúp nền nông nghiệp Việt Nam có thể “đi tắt đón đầu” để theo kịp các quốc gia phát triển.

Chúng ta luôn lạc quan, nhưng cũng cần nhìn thẳng vào thực tế là hiện nay Việt Nam có bao nhiêu nơi có thể nghiên cứu và sản xuất ra các giống cây - con đáp ứng các tiêu chuẩn phân phối công nghiệp như kích cỡ, màu sắc, độ chín, chất lượng. Hay là chúng ta vẫn phải mua hạt giống, con giống của các công ty khác trên thế giới?

Xe đẩy bán hàng hóa nông sản dọc theo đường bộ.

Thời gian qua, nông dân nhiều nơi ở ĐBSCL đã ráng “đeo” theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đó, như thay đổi giống mới, cải tiến kỹ thuật canh tác, sản xuất trái vụ và áp dụng quy trình sản xuất theo ViệtGAP, GlobalGAP. Nhiều câu lạc bộ hay tổ sản xuất áp dụng các quy trình này duy trì hoạt động rất trầy trật. Rồi thì cà chua, dưa hấu, thanh long, chuối già, cá ba sa được sản xuất theo công nghệ mới đàng hoàng cũng bị “lên bờ, xuống ruộng”. Người ta lại kỳ vọng vào khâu chế biến nên nhiều nhà máy hiện đại mọc lên nhưng cũng bị lâm vào cảnh khó khăn, một phần là không đủ nguyên liệu đầu vào nhưng chủ yếu là sản phẩm bán ra chưa có giá cả cạnh tranh.

Sở dĩ có những điều bất cập nêu trên là vì thị trường nông sản hiện nay ở nước ta là do các bà nội trợ quyết định!

Còn nhớ cách nay không lâu, khi cái tủ lạnh xuất hiện ở Việt Nam thì nó được xem như là tài sản quý giá của gia đình và còn được chưng trang trọng ở phòng khách thay vì phải để dưới bếp. Các bà nội trợ rất kỳ vọng là có tủ lạnh rồi thì mỗi tuần chỉ cần đi chợ một lần, đồ ăn nấu một lần có thể để dành ăn ba, bốn ngày. Các nhà sản xuất còn tung hô đây là công nghệ sẽ làm cuộc cách mạng giải phóng sự nhọc nhằn cho phụ nữ trong việc quán xuyến bếp núc và chăm lo bữa ăn hàng ngày cho gia đình!

Nhưng rồi các bà nội trợ nhận ra rằng cá, thịt để đông đá nấu không còn ngon ngọt như cá, thịt tươi, đồ ăn để tủ lạnh vài ngày đem hâm đi hâm lại thì không còn mùi vị hấp dẫn nữa. Tức là cái tủ lạnh có thể giữ được thức ăn sạch nhưng lại đánh mất cái ngon.

Tương tự như vậy, các siêu thị hay cửa hàng bán nông sản hữu cơ hay các sản phẩm được chế biến theo quy trình nghiêm ngặt cũng được các bà nội trợ hồ hởi đón nhận lúc đầu, nhưng rồi họ so sánh với túi tiền mình có và nhận ra nó không rẻ chút nào.

Để rồi chính họ đã “định giá” lại các mặt hàng nông sản hiện nay, với tiêu chí rõ ràng như cá đồng, tôm sông, rau rừng, gà thả vườn, hột vịt đồng thì có giá cao hơn sản phẩm nuôi hay chế biến sẵn, bất kể sản phẩm đó có áp dụng công nghệ cao hay thấp, có tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP.

Với nền văn hóa Việt Nam, bữa ăn trong gia đình sẽ còn phụ thuộc vào các bà nội trợ lâu dài, không phải chỉ một vài năm mà sẽ là nhiều thế hệ tiếp theo.

Vì vậy, để cho người sản xuất nhỏ lẻ không bị gạt ra ngoài nền nông nghiệp công nghệ cao, phải hướng dẫn họ thật kỹ càng cách tiếp thị hàng hóa nông sản của mình lên mạng thông tin. Đặc biệt là phải tập huấn cho các bà nội trợ nhuần nhuyễn “như đi chợ” cách tìm kiếm thông tin hàng hóa trên mạng.

Được như vậy thì bó rau, rổ ốc, cặp gà hay ký cá sẽ không còn bị “vướng” các tiêu chí ngặt nghèo của siêu thị, không bị trung gian ép giá, không sợ ngâm - tẩm hóa chất độc hại vì chúng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới dịch vụ phân phối như Grab thì các bà nội trợ dù ở đâu cũng có thể tìm được nguồn thực phẩm tươi ngon mà khỏi cần phải đi đến chợ hay siêu thị. Nếu người nông dân có thể ngồi nhà mà bán bó rau, rổ ốc qua mạng thông tin thì họ cũng có thể bán hàng trăm tấn nông sản của mình ra thế giới chỉ bằng vài thao tác “nhấp chuột”!

Suy cho cùng, để có một nền nông nghiệp bền vững cho Việt Nam thì trước tiên phải hỗ trợ cho những người nông dân sản xuất nhỏ lẻ có thể sống được trên chính mảnh đất của mình. Nếu không làm được điều này thì dù có áp dụng công nghệ cao đến đâu đi nữa, xã hội không thể nào đạt được sự công bằng như chúng ta đã kỳ vọng.

Theo TheSGtime

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập142
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại195,404
  • Tổng lượt truy cập90,258,797
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây