Học tập đạo đức HCM

Dứa nhập khẩu 300.000 đồng/quả, trong nước 1.000 đồng/kg

Thứ bảy - 16/06/2018 05:12
Trong khi dứa Việt chỉ có giá 1.000-3.000 đồng/kg nhưng vẫn không ai mua, thì dứa ngoại 150.000-180.000 đồng/kg, nhiều người vẫn tấp nập đặt hàng.

Một tài khoản mạng xã hội kinh doanh nông sản ngoại nhập giá rẻ vừa đăng thông tin về 2 thùng dứa ngoại mới nhập kho, giá 150.000 đồng/kg. Chỉ vài giờ, khách hàng đã đặt hết số dứa. Những khách chậm chân hơn phải chờ thêm vài ngày nữa mới có lô hàng mới.

dua nhap khau 300000 dong qua trong nuoc 1000 dong hinh 1
Dứa nhập khẩu 300.000 đồng/quả, trong nước 1.000 đồng/kg.
Nguyễn Thị Huỳnh Thi, chủ tài khoản trên, cho biết đây là dứa Đài Loan, mỗi thùng có 6 trái, nặng khoảng 9 kg. Dứa này đã có mặt ở Việt Nam gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa hết “sốt”. Lý do là số lượng có hạn, nhiều khách hàng vẫn chưa ăn thử loại này nên hàng về bao nhiêu là hết bấy nhiêu. Mỗi trái dứa ngoại nặng từ 1,4-1,6/kg, có trái nặng tới 2 kg. Như vậy, mỗi trái dứa đến tay khách hàng có giá tầm 300.000 đồng.

 

Hiện tại, dứa Đài Loan bán chạy nhưng nhiều cửa hàng thường bị “đứt” đơn hàng do nguồn cung khan hiếm. Thông thường, sau 3 ngày đặt mua, khách mới có thể nhận những trái dứa tươi.

Theo quan sát, dứa Đài Loan có kích thước lớn gấp 2-3 lần các loại dứa của Việt Nam. Dứa ngoại có lớp vỏ xù xì, khô cứng, nhiều mắt và các mắt cách xa nhau hơn so với dứa Việt. Khi vận chuyển, để tránh dập nát, tiểu thương đã cẩn thận bọc trong một loại vỏ xốp vàng, có các lỗ thoáng khí.

Dứa Đài Loan có phần ruột vàng nhạt, mùi thơm. Tuy nhiên, vị ngọt của loại này có phần nhẹ hơn so với dứa mật của Việt Nam, chúng hơi có vị chua thanh mát. Múi xốp và nhiều nước.

Ông Bùi Công Thành, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp Quyết Thắng (ấp Tân Phong, xã Tân Lập 2, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang), cho biết các giống dứa ngoại có thể hấp dẫn người tiêu dùng trước hết là do lạ. Tiếp đó là hình dáng được bao bọc đẹp, bảo quản cẩn thận, trọng lượng đồng đều và có thể bảo quản được lâu.

Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, cũng cho rằng có thể các sản phẩm dứa nhập khẩu hấp dẫn người tiêu dùng Việt Nam ở hình dáng đẹp, bảo quản sang trọng, bắt mắt. Còn về phần chất lượng, chưa chắc “ai hơn ai”. Vì các sản phẩm nhập khẩu bày bán trên thị trường ít khi được người bán trưng đầy đủ giấy tờ kiểm dịch hoặc các chứng nhận về đạt chuẩn chất lượng của sản phẩm.

<a title="Người mua không nên chạy theo tâm lý &quot;sính" ngoại."="" class="swipebox" data-cke-saved-href="https://images.vov.vn/w600/uploaded/rgjxainnqfs/2018_06_16/dua_1_jpio.jpg" href="https://images.vov.vn/w600/uploaded/rgjxainnqfs/2018_06_16/dua_1_jpio.jpg" style="box-sizing: border-box; background: transparent; color: rgb(6, 69, 173); text-decoration-line: none; transition: color 0.1s linear;">dua nhap khau 300000 dong qua trong nuoc 1000 dong hinh 2
Người mua không nên chạy theo tâm lý "sính" ngoại.
Theo bà Mai, đối với nông sản trong nước, sở dĩ có giá quá rẻ vì người dân thường trồng theo xu hướng, trồng một cách ồ ạt. Trong khi đó, cơ quan quản lý tại Việt Nam chưa xây dựng được kế hoạch đầu ra và đầu vào phù hợp để định hướng người dân theo quy luật thị trường hoặc phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.

 

“Để giúp người dân thoát khỏi tình trạng này, cơ quan quản lý cần giám sát và khảo sát nhu cầu thị trường; đưa ra kế hoạch định hướng cho người trồng sát với thực tế. Song song đó, các doanh nghiệp cần vào cuộc để phát triển công nghệ sau thu hoạch, đặc biệt khâu chế biến cần được đẩy mạnh để tạo đầu ra cho nông dân…”, TS Võ Mai đề xuất.

Chia sẻ về dứa ngoại, anh Nguyễn Ngọc Minh, một kỹ sư nông nghiệp cho rằng, Đài Loan là một đất nước trồng nhiều dứa, xuất khẩu không ít giống dứa thương mại ra các nước như Mỹ, Australia, Canada và một số nước châu Á. Một số giống quen thuộc có thể kể đến dứa Osmanthus, dứa thơm hoặc dứa Cherimoya, Fumu Cayenne. Chúng được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất nước, thực phẩm đóng chai hoặc công nghiệp dược phẩm.

Tuy nhiên, cũng như các giống dứa trong nước, nếu ăn nhiều chúng có thể gây tình trạng nóng trong, táo bón. Vì thế, người mua cần cân nhắc trước khi mua chưa không nên chạy theo tâm lý sính ngoại, anh Minh tư vấn./.

 

Uyên Phương/Tiền Phong
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập135
  • Hôm nay64,850
  • Tháng hiện tại895,577
  • Tổng lượt truy cập92,069,306
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây