Học tập đạo đức HCM

Giới trẻ với những giải pháp sáng tạo trong nông nghiệp

Chủ nhật - 11/09/2016 10:31
Nhiều bạn trẻ đã thấu hiểu được những vấn đề của nông dân để tìm ra giải pháp phù hợp bằng những ý tưởng, sản phẩm cụ thể. Một số bạn đã bỏ công việc mơ ước ở trong và ngoài nước để về làm… nông dân.

Đó là những dự án được ban giám khảo đánh giá rất cao tại cuộc thi “Dự án khởi nghiệp” tổ chức vào ngày 10/09 tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng TP.HCM. Cuộc thi được tổ chức bởi Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp TP.HCM (BSA) phối hợp với Qũy phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam (SVF) tổ chức.

Nhiều nhóm khởi nghiệp dự thi đều là những bạn trẻ, thậm chí một số nhóm mới là sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường. Song, những người trí thức trẻ hôm nay đã thấu hiểu được những vấn đề của nông dân và đã tìm ra các giải pháp có tính ứng dụng.

 

Giới trẻ với những giải pháp sáng tạo trong nông nghiệp - 1

Phạm Minh Công, ĐH Bách khoa Đà Nẵng trình bày về sản phẩm máng cho lợn ăn tự động. Ảnh: Hà Thế An.

 

Cụ thể, nhóm bạn trẻ là sinh viên ĐH bách khoa Đà Nẵng thấy được việc cho lợn ăn của nông dân bằng phương pháp thủ công rất lãng phí.

Phạm Minh Công, thành viên nhóm cho biết, khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, lượng thức ăn ảnh hưởng đến 60% giá trị của lợn, 10-20% thức ăn là lãng phí. Đặt trường hợp nếu lượng thức ăn dư thừa sẽ làm tăng chi phí thức ăn, dẫn đến lợi nhuận thu về của người chăn nuôi khi xuất bán thấp.

“Vì thế nhóm đã nghĩ ra một phương pháp là chiếc máng ăn tự động cho lợn. Chiếc máng này được lập trình một lượng thức ăn theo nhu cầu của từng thời điểm sinh trưởng của lợn. Máy sẽ tự động cung cấp lượng thức ăn đúng và đủ để đảm bảo quá trình phát triển của lợn. Từ đó, người chăn nuôi có thể tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn”- Công nói.

Cũng theo các thành viên nhóm, người chăn nuôi chỉ việc thiết lập chế độ cho ăn vào bảng điều khiển và hệ thống sẽ tự động làm tất cả các việc còn lại, từ đó tiết kiệm một lượng nhân công làm việc.

Giới trẻ với những giải pháp sáng tạo trong nông nghiệp - 2

 Những ý kiến đóng góp của ban giám khảo để sản phẩm của các nhóm dự thi tốt hơn. Ảnh: Hà Thế An.

 

Th.s Nguyễn Duy Long chuyên gia về quản trị kinh doanh, GĐ công ty Consulting nhận định, đây là một dự án rất ý nghĩa giải quyết cho vấn đề cho các hộ chăn nuôi lợn. Quy mô của dự án này rất phù hợp với các trang trại nuôi lợn tại khu vực Đông Nam Bộ.

“Các bạn nên dành thời gian gặp gỡ để nghiên cứu thị trường này để phát triển sản phẩm. Tôi có thể giới thiệu các bạn của tôi là các nông dân nuôi lợn để đầu tư cho dự án này”- ông Long chia sẻ.

Cũng trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án làm nước thanh long lên men của một nhóm bạn trẻ tại vùng đất Bình Thuận cũng được ban giám khảo đánh giá là rất hay và có tính ứng dụng thực tế.

Mai Văn Tự, thành viên nhóm cho biết, những lần nhìn thấy cảnh người nông dân đến vụ thu hoạch lại phải đối mặt với vấn đề được mùa mất giá, hoặc bị thương lái ép giá cứ làm bạn trăn trở mãi.

Quyết tâm mang lại một giá trị khác cho người nông dân thay vì bán thanh long đơn thuần, Tự đã từ bỏ công việc có thu nhập tốt để về “xắn tay áo” thực hiện dự án của mình.

Tự đã mày mò, thử nghiệm tìm ra công thức lên men thanh long đạt hiệu quả tốt nhất để bảo quản được lâu mà không sử dụng bất kỳ một chất hóa học nào. Sau nhiều lần thất bại, Tự đã thành công với việc cho ra đời những chai nước thanh long lên men nhiều chất dinh dưỡng có thể bảo quản đến 45 ngày.

 

Giới trẻ với những giải pháp sáng tạo trong nông nghiệp - 3

 Dự án Nông nghiệp thông minh của một nhóm bạn trẻ. Ảnh: Hà Thế An.

 

Một bạn trẻ khác là Nguyễn Trúc (TP.HCM) cũng từ bỏ công việc làm kinh doanh tại một công ty lớn tại Anh, cùng các bạn của mình thực hiện Hệ thống chăm sóc và quản lý cây trồng và vật nuôi tự động. Hệ thống các cảm biến thông minh được lắp đặt tại các khu vực trồng trọt và chăn nuôi để gửi các thông số kỹ thuật lên hệ thống máy tính, máy tỉnh bảng. Từ đó người dùng hoàn toàn có thể điều khiển nông trại của mình dù ở bất cứ đâu.

“Hệ thống này được nhóm phát triển có giá thành đầu tư phù hợp với những nông trại quy mô vừa và nhỏ, rất phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Khách hàng sẽ được sử dụng thử 1 tháng miễn phí và miễn phí dịch vụ”- Trúc cho biết.

Bà Vũ Kim Hạnh, GĐ Trung tâm BSA cho biết, cuộc thi “Dự án khởi nghiệp” với một lực lượng bạn trẻ đem kiến thức của mình để thay đổi phương thức sản xuất của nông dân. Đây là những sản phẩm, dịch vụ có tính sáng tạo và mang lại giá trị cho cộng đồng.

 

“Nhiều bạn trẻ đến tham dự cuộc thi nói với tôi, các bạn đến đây không phải vì giải thưởng mà để được lắng nghe những ý kiến của những chuyên gia, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng cũng như các nhóm dự thi khác để sản phẩm hoàn thiện hơn”- bà Hạnh nói.


Theo Khám Phá
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập228
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại220,843
  • Tổng lượt truy cập90,284,236
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây