Học tập đạo đức HCM

Giới trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thứ sáu - 24/04/2015 22:21
Di sản văn hóa dân tộc không chỉ được coi là tài sản có giá trị giáo dục truyền thống, giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ mà còn là một nguồn lực to lớn góp phần phát triển KT-XH của đất nước. Bởi vậy, giới trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hóa dân tộc để ứng xử bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp...

Xung kích xây dựng quê hương và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, sự giao thoa về văn hóa bên cạnh góp phần làm phong phú đời sống tinh thần cũng đặt ra nhiều thách thức. Đó là sự du nhập của những dạng thức văn hóa không phù hợp với truyền thống dân tộc, mà đối tượng dễ ảnh hưởng nhất là giới trẻ. Câu hỏi đặt ra là liệu giới trẻ ngày nay có nhận thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, hay có xu hướng vọng ngoại, ngày càng xa rời những giá trị truyền thống quý báu? Thực tế cho thấy, giới trẻ vẫn nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Giới trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
ĐVTN Khối các cơ quan tỉnh hành hương về địa chỉ đỏ

Xác định rõ xây dựng quê hương là nhiệm vụ hàng đầu, thanh niên đang ra sức cống hiến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt, họ xây dựng cho mình hình ảnh xung kích đi đầu trong các phong trào tình nguyện. Trong những năm qua, các đội thanh niên tình nguyện chung sức vì cộng đồng tại các địa phương đã góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo; tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, chăm sóc thiếu niên, nhi đồng; tuyên truyền phổ biến pháp luật, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn TTATGT; tổ chức các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

Đặc biệt là phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM” đã tạo nên một hình ảnh đẹp về lớp thanh niên trong giai đoạn hiện nay, là môi trường tốt để tuổi trẻ cống hiến và trưởng thành. Họ thực sự là màu xanh của quê hương, đất nước, là mẫu hình đẹp về văn hóa lối sống và tâm hồn cao thượng của tuổi trẻ. Khắp nơi trên mọi miền quê, hình ảnh màu áo xanh tình nguyện đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ, thanh niên có mặt ở những miền khó khăn, vùng lũ lụt, thanh niên giúp dân di dời tái định cư…

Không chỉ góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, tuổi trẻ còn ra sức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trong xu thế hội nhập. Những năm gần đây, khắp các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh rộ lên loại hình nghệ thuật hát dân ca ví, giặm, thu hút đông đảo ĐVTN tham gia. Hát dân ca ví, giặm không chỉ phổ biến trong đời sống nhân dân mà còn có sức lan tỏa trong các trường học. Nhiều trường học nhận chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa.

Hương Sơn dồn sức khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định đời sống dân sinh
ĐVTN Tỉnh đoàn giúp dọn dẹp các tuyến giao thông sau cơn lũ lịch sử 2013 tại Hương Sơn

Tuổi trẻ khắp mọi miền Tổ quốc còn cống hiến sức trẻ trong việc giữ gìn văn hóa dân tộc. ĐVTN hành hương về địa chỉ đỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Bạn Nguyễn Ngọc Mai (Cẩm Xuyên) – sinh viên đang du học ở Anh chia sẻ: “Khi giao lưu với các bạn thanh niên quốc tế, tôi thấy tự hào và yêu Tổ quốc mình hơn. Đặc biệt là khi từng thành viên giới thiệu về đất nước và con người, tự bản thân tôi luôn nhớ những cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc để có thể giới thiệu với bạn bè thế giới”.

Cũng phải thấy rằng, trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc, nhiều người trẻ đôi khi quên đi trách nhiệm của mình và chỉ khi đặt trong môi trường khác biệt, họ mới nhận thức đầy đủ và đúng đắn. Nhân đây, tôi muốn nói đến sự kiện Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần. Có thể nói, sự ra đi của Đại tướng thêm một lần khơi dậy mạnh mẽ tinh thần dân tộc trong tâm thức đồng bào cả nước, đặc biệt là giới trẻ. Đây chính là bằng chứng cho thấy, trong tiềm thức mỗi bạn trẻ vẫn dạt dào tình yêu đất nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.

Giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ

Bên cạnh những hình ảnh đẹp của tuổi trẻ trong thời đại mới, dưới tác động của mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng cũng đã xuất hiện một bộ phận không nhỏ tầng lớp thanh niên có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hành pháp luật; có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí, cá biệt, một số thanh niên sa vào tệ nạn xã hội, phạm pháp. Các phương tiện thông tin, báo chí, truyền hình, internet thời gian qua đã phản ánh nhiều hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăng của thanh niên hay việc các bạn trẻ truy cập các trang web độc hại, chát “nuy”, đua xe, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên đang có chiều hướng gia tăng. Theo số liệu thống kê, mỗi năm, cả nước có 1,2 triệu ca nạo phá thai, trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT. Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang ở mức báo động.

Giới trẻ với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Đoàn Khối doanh nghiệp tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Thạch Kim (Lộc Hà)

Chị Lê Thị Thảo - cán bộ Thành đoàn Hà Tĩnh trăn trở: “Hiện vẫn có nhiều bạn trẻ có cái nhìn xa lạ với văn hóa dân tộc. Họ đang thiếu định hướng của người lớn trong khi lại dễ bị ngả theo tâm lý đám đông mà không biết cái đó có hại như thế nào. Thành đoàn đã và đang tìm những địa chỉ văn hóa tin cậy, chính thống để hướng giới trẻ tìm đến. Đặc biệt, chúng tôi truyền đạt liên tục bằng những hình thức sinh động, vui nhộn và thiết thực về bản sắc văn hóa dân tộc để các bạn hiểu, từ hiểu mới đến yêu và giữ gìn, phát huy”. Cũng theo chị Thảo, để làm được điều đó, bản thân người thanh niên phải có nhận thức sâu sắc, đúng đắn về vai trò của mình trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Muốn vậy, cần phải có lối sống trong sạch, lành mạnh, sống có lý tưởng, luôn rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành người có ích cho xã hội.
Trần Nam (Công nhân Nông trường Cao su Cẩm Xuyên 1)

Từ bao đời nay, chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự cường, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc là những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy đã được gìn giữ và phát huy qua các thế hệ, trở thành truyền thống văn hóa, tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc đóng vai trò nền tảng và là động lực để chúng ta xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, giới trẻ cần phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, truyền thống lịch sử tốt đẹp của dân tộc, bổ sung vào đó những nội dung mới, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, quê hương.

Phan Thị Ngọc (xã Sơn Hà, Hương Sơn)

Các cấp, ngành cần đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả… làm cho các giá trị văn hóa đi vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, quan hệ hằng ngày của cộng đồng và từng người để đẩy lùi những ảnh hưởng xấu. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội trong giới trẻ. Đồng thời, ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, tệ nạn ma túy, cờ bạc… góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, góp phần giáo dục thế hệ trẻ.

Trần Thị Bích (sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh)

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang ngày càng tác động đến mọi mặt của đời sống thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, “hòa nhập không hòa tan” đang trở thành mối quan tâm lớn của xã hội. Văn hóa có sức mạnh vô cùng to lớn, có tác động đến mục tiêu phát triển KT-XH. Vì vậy, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là đặc biệt quan trọng trong tình hình hiện nay, nhất là đối với giới trẻ.

Theo Baohatinh.vn

 Tags: dân tộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập269
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,063
  • Tổng lượt truy cập90,245,456
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây