Học tập đạo đức HCM

Hà Nội: Hình thành và phát triển 20 mô hình chuỗi rau an toàn

Thứ ba - 16/01/2018 10:35
Ngày 16-1, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội tổng kết công tác năm 2017 và triển khai kế hoạch năm 2018.
Năm 2017, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến nắng nóng, mưa lũ kéo dài, gây ngập úng nhiều diện tích lúa, rau màu…Tuy nhiên, diện tích trồng rau xanh của thành phố vẫn mở rộng và phát triển được 33.537ha với sản lượng 701.912 tấn...
 

 

Mô hình trồng rau an toàn đang phát huy hiệu quả ở các huyện ngoại thành Hà Nội.

Năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã tổ chức 103 lớp học về quản lý dịch hại tổng hợp IPM trên cây lúa, rau màu, ngô, lạc, đậu tương cho 3.090 nông dân. Tổ chức 224 lớp tập huấn ngắn hạn về an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả, chè cho 11.200 người. Chi cục phối hợp với các đơn vị của Sở NN&PTNT Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với 698 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn. Kết quả có 44 trường hợp vi phạm điều kiện buôn bán, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 3 trường hợp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; đồng thời, phân tích 1.850 mẫu rau, quả chè, phát hiện 21 mẫu, chiếm 1,14% mẫu vượt giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép; kiểm tra xếp loại 17 cơ sở sản xuất, sơ chế rau an toàn. 

Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cũng đã triển khai 20 mô hình chuỗi rau an toàn áp dụng theo mô hình quản lý cộng đồng PGS nhằm nâng cao trách nhiệm của người sản xuất, niềm tin của người tiêu dùng đối với rau an toàn tại 20 xã, phường, thị trấn thuộc 14 quận, huyện, thị xã với tổng diện tích rau 1.138 ha. 

Năm 2018, Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội tiếp tục làm tốt công tác dự báo tình hình sinh vật gây hại cho cây trồng, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân; quản lý chặt chẽ giống cây trồng nhập khẩu, kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa. Mở các lớp tập huấn chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; tiếp tục hình thành, phát triển các chuỗi rau quả an toàn để truy xuất nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng Thủ đô.
 
Theo Hà Nội Mới
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập531
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại848,149
  • Tổng lượt truy cập92,021,878
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây