Học tập đạo đức HCM

Hàng triệu hộ thoát nghèo nhờ vốn vay ‘tam nông’

Chủ nhật - 09/09/2018 23:51
Dòng vốn tín dụng từ Ngân hàng chính sách đang là nguồn lực hỗ trợ mạnh mẽ cho hàng triệu hộ nghèo ở khu vực nông thôn, trở thành trụ cột trong chính sách xóa đói, giảm nghèo.
Vốn tín dụng của NHCSXH giúp nhiều nông dân có vốn làm ăn, thoát nghèo /// Ngọc Thắng
Vốn tín dụng của NHCSXH giúp nhiều nông dân có vốn làm ăn, thoát nghèo
NGỌC THẮNG
 
Đây là nội dung chính của hội thảo “Những thông lệ tốt nhất về tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo - Kinh nghiệm của VN”, do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phối hợp với Hiệp hội tín dụng Nông nghiệp nông thôn châu Á - Thái Bình Dương (APRACA), Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) vừa tổ chức tại Hà Nội.
Làm rõ thêm tầm quan trọng của tài chính nông nghiệp, nông thôn dành cho người nghèo trong phát triển kinh tế, ông Dương Quyết Thắng, Tổng giám đốc NHCSXH, cho biết hiện đang có trên 6,7 triệu khách hàng là người nghèo, đối tượng chính sách ở khu vực nông thôn sử dụng dịch vụ tiết kiệm và có quan hệ tín dụng với NHCSXH, với tổng dư nợ đạt gần 183 nghìn tỉ đồng. Ngoài ra, NHCSXH còn triển khai sản phẩm tiết kiệm dân cư tại Điểm giao dịch xã; đồng thời đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng về nông thôn.
Hoạt động tín dụng của NHCSXH đã đáp ứng kịp thời, có hiệu quả nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách ở nông thôn, góp phần giảm nghèo, nâng cao mức sống của người nông dân, thu hẹp dần chênh lệch thu nhập giữa các vùng, ngăn chặn nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn. Chính vì vậy, VN được quốc tế công nhận là quốc gia sớm thực hiện thành công Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về phát triển bền vững, về xóa đói giảm nghèo và phát triển con người. Tỷ lệ hộ nghèo của VN từ mức rất cao: trên 58% (năm 1993) đã giảm xuống còn 6,7% (năm 2017).
Về hiệu quả hoạt động, ông Trần Hữu Ý, Giám đốc Trung tâm Đào tạo NHCSXH, cho biết đến nay, dư nợ tại đơn vị này đạt 181.768 tỉ đồng, nhưng nợ quá hạn rất thấp, ước chỉ 0,42%/tổng dư nợ.
Có 3 điểm cốt yếu tạo nên kết quả trên, theo ông Ý, đầu tiên là NH gắn chặt với người nghèo thông qua dải sản phẩm phù hợp. Các sản phẩm này phục vụ nhóm khách hàng từ nghèo đến cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay xuất khẩu lao động… thông qua 20 chương trình tín dụng. Đáng chú ý, NH cũng tập cho người nghèo thích ứng dần với lãi suất tiệm cận thị trường. Ví dụ, hộ nghèo 6,6%/năm, cận nghèo là 7,92%/năm và mới thoát nghèo là 8,25%/năm.
Ông Prasun Kumar Das, Tổng thư ký APRACA, nhận định với gần 7 triệu người gửi tiết kiệm thường xuyên, NHCSXH đang là tổ chức có khả năng huy động tiết kiệm hiệu quả nhất trong số các đơn vị chủ chốt cung cấp dịch vụ tài chính vi mô, với 70% thị phần.
Điều này có được nhờ vào phương pháp tiếp cận khách hàng rất đặc thù của ngân hàng. NHCSXH đã tạo ra một hệ thống cung cấp tín dụng và thu nợ hiệu quả, làm giảm chi phí giao dịch cho khách hàng và bản thân NH, đồng thời đạt được mức độ bao phủ ấn tượng đến tận cấp xã.
"Phương pháp tiếp cận độc đáo của NHCSXH dẫn đến VN có một trong những hệ thống phân phối tín dụng vi mô rộng lớn nhất trên thế giới. Thành tựu này đạt được thông qua việc cơ quan này có độ tiếp cận sâu rộng đến 6,7 triệu khách hàng, bao phủ gần 11.000 xã nhờ sự kết hợp giữa nhóm đối tượng khách hàng vay chính sách với việc cung cấp tín dụng tại chỗ", Tổng thư ký APRACA nói.

Theo Thanh Niên

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay33,080
  • Tháng hiện tại159,642
  • Tổng lượt truy cập85,066,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây