Đối với rác thải hộ gia đình, người dân chỉ là đào 1 hố rộng khoảng 1m2 và sâu 1m. Sau khi đào xong hố, sẽ cho rác hữu cơ xuống, mỗi lớp rác có độ dày từ 10 - 20 cm, sau đó vẩy một lớp chế phẩm sinh học dưới dạng bột pha với nước. Khoảng 20 ngày, lượng rác hữu cơ này sẽ phân hủy thành phân bón hữu cơ vi sinh, người dân hoàn toàn có thể sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Phương pháp hố rác di động là biện pháp xử lý rác thân thiện với môi trường so với các biện pháp như đốt rác hay chôn lấp thông thường
Hiện các sinh viên tình nguyện đã đến nhiều hộ dân tại huyện An Dương, thành phố Hải Phòng để phổ biến mô hình này, đồng thời tặng các gói chế phẩm sinh học cho người dân. Mỗi gói chế phẩm sinh học có giá hơn 20.000 đồng/gói, nhưng có thể phân hủy hơn 1 tấn rác thành phân bón hữu cơ vi sinh. Mô hình hố rác di động là giải pháp xử lý rác ngay tại các hộ gia đình, với kinh phí thấp, dễ thực hiện và rất an toàn cho môi trường.
Theo vtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố