Học tập đạo đức HCM

Hoạt động ngân hàng: Bức tranh chưa thể sáng!

Thứ hai - 14/07/2014 05:31
Lãnh đạo một ngân hàng thương mại chia sẻ: tưởng rằng, sau chuỗi thời gian dằng dặc khó khăn, cuối năm 2013, biểu đồ hình sind của hoạt động tín dụng đã chạm đáy và bắt đầu đi lên với một lộ trình mới. Thế nhưng, nửa năm 2014 đã đi qua mà bức tranh hoạt động kinh doanh chưa thể sáng hơn.

 

Huy động vốn chậm

Sau một thời gian dài liên tục giảm lãi suất, đến đầu năm 2014, trần lãi suất huy động vốn ngắn hạn chỉ còn 6%/năm, bằng một nửa so với đầu năm 2013 và 1/3 so với năm 2012. Cùng với những bước nhích chậm chạp của nền kinh tế, kênh vốn tiết kiệm không còn sôi động như trước. Bởi vậy, mặc dù từ đầu năm, chiến lược huy động vốn đã được triển khai sớm với nhiều giải pháp nhưng đến cuối tháng 6/2014, tổng nguồn vốn huy động tại địa bàn chỉ tăng chậm: khoảng 7% so với đầu năm. Con số này mặc dù cao hơn mức tăng chung của ngành ngân hàng toàn quốc (4,35%) nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ liên tục 4 năm gần đây.

Hoạt động ngân hàng: Bức tranh chưa thể sáng!
Nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng tổng nguồn vốn huy động và quản lý của các TCTD trên địa bàn vẫn tăng chậm.

Điểm đáng chú ý trong hoạt động huy động vốn 6 tháng đầu năm nay là người gửi tiết kiệm có xu hướng lựa chọn kênh trung, dài hạn với mức lãi suất cao hơn bởi không bị khống chế trần như huy động ngắn hạn. Theo báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, nguồn vốn huy động trung, dài hạn 6 tháng đầu năm 2014 tăng 14,48% so với đầu năm và tăng 53,81% so cùng kỳ. Xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm trung, dài hạn đã thể hiện rõ nét từ năm 2013 cho đến nay khi lãi suất ngắn hạn liên tục xuống thấp. Đến thời điểm này, nguồn vốn trung, dài hạn đã chiếm tỷ trọng 20,9% trong tổng nguồn vốn huy động và quản lý của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để bố trí nguồn vốn một cách chủ động hơn cho các dự án tín dụng trung, dài hạn.

Đầu tư tín dụng vẫn tắc

Mặc dù huy động vốn tăng trưởng chậm lại, nhưng đến tháng 6/2014, các tổ chức tín dụng trên địa bàn vẫn thừa hơn 3.500 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, đầu tư tín dụng trên địa bàn đạt 4,6%, cao hơn bình quân của toàn quốc nhưng lại là con số thấp nhất trong 4 năm gần đây. Và mục tiêu tăng trưởng dư nợ cả năm đạt kế hoạch HĐND tỉnh giao 15-17% sẽ là một áp lực quá sức đối với ngành ngân hàng.

Giám đốc Agribank Hà Tĩnh Nguyễn Thị Diên cho biết, năm nay, Chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17-20%, tuy nhiên đã qua một nửa chặng đường mà dư nợ chỉ nhích lên xấp xỉ 4%. Hiện nay, UBND tỉnh đã sửa đổi một số điều của Quyết định 09 về hỗ trợ lãi suất cho vay phát triển sản xuất theo hướng tăng mức hỗ trợ lãi và bổ sung một số đối tượng được vay vốn. Quyết định 23 mới đang được triển khai chắc chắn sẽ có tác động tích cực hơn cho đầu tư tín dụng của Agribank Hà Tĩnh. Tuy nhiên, rất khó có được sự bứt phá mạnh mẽ để về đích đạt chỉ tiêu dư nợ đã đề ra.

Lý giải về thực tế đầu tư tín dụng khó khăn hiện nay, Giám đốc BIDV Hà Tĩnh - Kiều Đình Hòa cho rằng, các khách hàng lớn phần nhiều đang trong quá trình tái cơ cấu sản xuất, chưa có những dự án đầu tư mở rộng sản xuất trong giai đoạn hiện nay. Còn khách hàng nhỏ lại co cụm, tìm cách cầm cự trước những thách thức và năng lực tiếp cận vốn yếu hẳn vì thiếu nhiều điều kiện cần thiết. Hiện nay, việc tìm một khách hàng tốt để cho vay đối với ngân hàng nào cũng khó. Cùng chung quan điểm này, Giám đốc Vietinbank Hà Tĩnh Hoàng Văn Thiệu cho biết, sau quá trình vật lộn với thách thức, những doanh nghiệp (DN) còn tồn tại được phần lớn đang cầm cự để chờ cơ hội và mặt khác, không ít DN chạy đôn chạy đáo, vay vốn bằng mọi giá. Cả hai đối tượng, ngân hàng đều không thể cho vay.

Đầu tư tín dụng bế tắc hiện nay có thể khẳng định rằng không còn nằm ở nguyên nhân lãi suất ngân hàng. Theo số liệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, hiện nay, cơ cấu lãi suất các món cho vay SXKD với mức lãi suất từ 9%/năm trở xuống đã chiếm tới 99,39%. Đối với các đối tượng được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ lãi suất thì mức lãi vay chỉ khoảng trên dưới 5%/năm.

Ông Hoàng Trung Thông - Tổng thư ký Hiệp hội DN tỉnh cho rằng, ngân hàng và DN chưa hợp tác được với nhau là bởi cả hai cùng đứng trước những bài toán khó. Diễn biến về tình hình nợ xấu trong hệ thống ngân hàng toàn quốc đang khiến các tổ chức tín dụng có tâm lý thận trọng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định để hạn chế rủi ro. Còn DN tỉnh nhà, bên cạnh câu hỏi lớn vay vốn để làm gì, còn vướng mắc bởi không đủ tài sản thế chấp để vay vốn. Mặc dù chủ trương thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN đã bàn từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai để tạo điểm tựa cho DN vươn lên xây dựng các dự án SXKD hiệu quả.

 

Theo khảo sát của Hiệp hội DN Hà Tĩnh về thực trạng sản xuất của DN trên địa bàn, phần lớn các DN đều rơi vào tình cảnh đã tạm dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng. Thậm chí, một số đơn vị từng hoạt động sôi động trong những năm trước, ở thời điểm này cũng hết sức khó khăn như các DN ở làng nghề truyền thống mộc Thái Yên (Đức Thọ), sản xuất cơ khí Thăng Long... Nhiều DN xây dựng đang trong tình trạng vừa thiếu việc làm, vừa không thanh toán được các món nợ xây dựng cơ bản kéo dài.

Báo cáo của Sở KH&ĐT cho thấy 6 tháng đầu năm, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh xếp thứ 3 trong khu vực Bắc miền Trung về con số phát triển mới DN. Tuy nhiên, đến thời điểm cuối tháng 6/2014, còn có 1.231 DN (chiếm 33,5% số DN cả tỉnh) còn nợ thuế với số tiền 204 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 1.318 DN (trong tổng số 3.383 DN đăng ký thuế) chỉ nộp được sắc thuế môn bài.

Mai Thủy
Nguồn baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập846
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại772,434
  • Tổng lượt truy cập93,150,098
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây