Học tập đạo đức HCM

Hơn 1.700 ha lúa mùa nhiễm bệnh vàng lá di động, lùn sọc đen

Thứ ba - 17/10/2017 23:32
Hiện tỉnh Hải Dương có 1.740 ha lúa mùa nhiễm bệnh vàng lá di động (còn gọi là vàng lụi), lùn sọc đen

Trong đó, huyện Kim Thành có 610 ha nhiễm bệnh, Kinh Môn có 448 ha, Thanh Hà có 388 ha, thị xã Chí Linh có 239 ha. Hiện tỉnh Hải Dương cũng đã công bố dịch bệnh vàng lá di động, lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2017 tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà và thị xã Chí Linh.

Hơn 1.700 ha lúa mùa nhiễm bệnh vàng lá di động, lùn sọc đen. Ảnh minh họa: Hiền Anh-TTXVN

Để đối phó với dịch bệnh, tỉnh Hải Dương yêu cầu lãnh đạo các huyện, thị xã có dịch huy động cả hệ thống chính trị cùng với sự tham gia của nông dân, chính quyền, ngành nông nghiệp để thực hiện công tác phòng, trừ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương khuyến cáo nông dân, đối với những ruộng có tỷ lệ nhiễm bệnh trên 70%, không còn khả năng phục hồi thì cần tiêu hủy ngay bằng cách cày lật úp hoặc thu gom lúa đem đốt. 

Trước khi tiêu hủy cần phun thuốc trừ rầy bằng các loại thuốc đặc chủng; tại những ruộng lúa đang trong giai đoạn trỗ bông đến chắc xanh có tỷ lệ bệnh từ 5-70%, cần nhổ, vùi những dảnh lúa nhiễm bệnh.

Khi tiến hành trồng cây vụ Đông thì không nên trồng ngô trên những diện tích trước đã có dịch bệnh này. Nông dân cũng nên sử dụng các loại phân bón dễ tiêu như phân chuồng hoai mục, phân kích thích rễ, siêu lân... để tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây. 

Do bệnh không có thuốc đặc trị nên nông dân cần làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng từ trước khi gieo cấy, chủ động phòng trừ rầy từ khi gieo mạ; hạn chế gieo cấy các giống lúa dễ nhiệm bệnh như TBR225, BC15, Thiên ưu 8…

Đối với những chân ruộng bị nhiễm bệnh thì khi gieo cấy vụ lúa Xuân cần giảm tỷ lệ trà Xuân sớm, Xuân trung để đảm bảo thời gian cách ly với bệnh. 

Bệnh vàng lá di động và lùn sọc đen đều do virus gây ra. Rầy xanh đuôi đen là môi giới truyền bệnh vàng lá di động. Khi nhiễm bệnh vàng lá di động, lá lúa chuyển sang màu vàng, cây sinh trưởng kém, khóm lụi dần, nghẹn đòng, không trỗ bông.

Rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen. Lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen sẽ thấp lùn, lá xanh hơn bình thường và xoăn ở đầu lá, cây không trỗ bông hoặc trỗ bông không thoát, hạt thường bị đen. Những diện tích lúa nhiễm bệnh sẽ bị sụt giảm năng suất, thậm chí không cho thu hoạch./.

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập688
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm687
  • Hôm nay83,521
  • Tháng hiện tại819,631
  • Tổng lượt truy cập93,197,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây