Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện các ngành, chính quyền các địa phương dự hội nghị.
Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26 - NQ/TW của BCH Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, nhận thức của cán bộ, hội viên nông dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững luôn được các cấp hội phát động và tổ chức có hiệu quả. Trong giai đoạn 2008 - 2018, số hộ đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp đạt 146.147 hộ, tăng 83.734 hộ so với năm 2008.
Đặc biệt, chất lượng và hiệu quả phong trào ngày càng được nâng cao, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. Trong 10 năm, số hộ có mức thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng tăng gấp 2 lần, số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ, tăng gấp 3 lần.
Trên toàn tỉnh, cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng và đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh, các cơ sở công nghiệp chế biến nông sản đã gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu. Đến năm 2018, đã xây dựng được gần 159.000 mô hình phát triển kinh tế.
Nhiều hộ sản xuất kinh doanh giỏi đã thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn, thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Điều này cũng đã góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nông dân. Hàng năm, tỷ lệ hộ khá, giàu tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 7,54% (năm 2008 là 28,8%). Phong trào nông thôn mới được phát triển rộng khắp với 181/431 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Đinh Viết Hồng đánh giá cao những kết quả đã đạt được. Tuy nhiên, đồng chí cũng đã chỉ ra một số tồn tại, đó là việc chuyển dịch cơ cấu nông thôn, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn chậm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, chất lượng tăng trưởng ngành nông nghiệp chưa cao, thiếu bền vững, khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản phẩm còn thấp.
Từ thực tế này, trong giai đoạn tới, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh xác định cần phải phát triển hợp tác xã, xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp, các địa phương để bao tiêu sản phẩm.
Trong việc xây dựng nông thôn mới cần có bước đột phá, tăng cường sự liên kết giữa các xã nông thôn mới, chú trọng tập trung vào các tiêu chí sản xuất, văn hóa, an ninh trật tự và môi trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp...
Mỹ Hà/ Báo Nghệ An
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;