Học tập đạo đức HCM

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!

Thứ bảy - 15/09/2018 23:02
Hà Tĩnh hiện có 4.513 ha đất lâm nghiệp đã bị xâm lấn để trồng các loại cây ăn quả có múi. Điều này không chỉ gây phá vỡ các loại quy hoạch mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và chiến lược bảo vệ, phát triển rừng...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!Nhiều diện tích đất rừng được giao theo Đề án giao đất gắn với giao rừng của tỉnh đã bị người dân thôn 6, xã Hương Thọ (Vũ Quang) "cạo trắng" để trồng cam, chanh

Cách đây hơn 4 năm, người dân thôn 6, xã Hương Thọ (Vũ Quang) chỉ trồng cam trong vườn nhà và ở khu đồi thấp với chỉ khoảng hơn 13 ha. Gần đây, khi cây cam cho hiệu quả kinh tế cao, người dân đã đồng loạt phá bỏ keo và các loại cây lâm nghiệp khác trên diện tích đất lâm nghiệp để trồng cam mà không chuyển đổi mục đích sử dụng...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!Cây cam, bưởi đang khiến diện tích trồng cây lâm nghiệp trên đất rừng sản xuất ở thôn 6, xã Hương Thọ bị thu hẹp, gây ảnh hưởng đến quy hoạch chung, công tác BV&PTR, môi trường sinh thái rừng...

Ông Phan Văn Lành - Trưởng thôn 6 Hương Thọ cho biết: “Do thu nhập từ cam không ngừng tăng lên (nhiều hộ thu trên 100 triệu đồng/năm từ loại cây có múi này) nên khoảng 3 năm gần đây, người dân trong thôn đã thu hoạch keo để chuyển sang trồng mới hơn 20 ha cam. Riêng năm nay, các hộ đang gấp rút thu hoạch keo, đào hố, làm mặt bằng để trồng thêm khoảng 5.000 gốc cam nữa (tương đương 10-13 ha).

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!Nhiều ngọn đồi ở thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh (Vũ Quang) cũng bị người dân cải tạo để trồng cam đường...

Tình hình ở thôn 6, xã Hương Thọ cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương miền núi hiện nay. Theo số liệu thống kê tại thời điểm đầu năm nay, toàn tỉnh có 5.093 ha cam chanh thì đã có tới 3.096 ha trồng trên đất lâm nghiệp.

Tình trạng “xé rào” nhiều nhất là Vũ Quang 1.791 ha, Hương Khê 408 ha, Hương Sơn 484 ha, Can Lộc 300 ha và nhiều nơi khác.

Cùng với cam chanh, cam bù cũng đang ồ ạt “tấn công” đất lâm nghiệp với tổng diện tích xâm lấn lên đến 705 ha, trong đó nhiều nhất là Hương Sơn 310 ha và Vũ Quang 395 ha...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!Rừng thông hàng chục năm tuổi trồng theo Dự án 661 trước đây đã bị người dân thôn 6, xã Sơn Trường phá bỏ để trồng cam bù...

Tương tự, khi bưởi Phúc Trạch đem về năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ổn định thì người dân Hương Khê và nhiều huyện khác đã ồ ạt trồng loại cây đặc sản này. Đến nay toàn tỉnh đã có khoảng 2.180 ha bưởi Phúc Trạch và đang có xu hướng tăng nhanh. Trong số này thì có đến 712 ha được trồng trên đất lâm nghiệp, trong đó nhiều nhất là ở Hương Khê 408 ha, Can Lộc 155 ha, Vũ Quang 141 ha, Thạch Hà 13 ha...

Hơn 4.500 ha đất lâm nghiệp bị xâm lấn trồng cây ăn quả: Vỡ quy hoạch!Ở một số đồi núi thấp, người dân Hương Thủy đã phá bỏ keo để trồng bưởi Phúc Trạch với hi vọng có thu nhập tốt hơn...

Theo Mục b, Khoản 3, Điều 19 của Quyết định số 49 ngày 1/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý rừng sản xuất thì chủ rừng được sử dụng không quá 30% diện tích được giao, thuê để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp.

Tuy nhiên, hiện đang có rất nhiều vùng đồi bị "cạo trắng", nhiều gia đình sử dụng hết diện tích đất rừng được giao để trồng cây ăn quả, trồng chè, trồng cỏ, xây dựng trang trại chăn nuôi..., gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cân bằng sinh thái, độ che phủ đất rừng. Tình trạng này đang được tiếp diễn khá rầm rộ ở nhiều địa phương, nhưng nhiều nhất là ở Vũ Quang, Hương Sơn, Hương Khê, Thạch Hà, huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên...

Nói về vấn đề này, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hương Khê Lê Quang Vinh cho biết thêm: “Hiện nay, nhiều diện tích đất lâm nghiệp được người dân trồng cây ăn quả nhưng chưa chuyển đổi mục đích. Điều này là không đúng nhưng khó ngăn chặn vì đất rừng đã được giao cho người dân và họ luôn có tâm lý xem đây là tư liệu sản xuất của mình nên có quyền định đoạt phương thức canh tác, lựa chọn cây trồng. Khi chặt bỏ các loại cây lâm nghiệp để trồng cam, bưởi họ đều làm theo ý thích, không báo cáo chính quyền địa phương và các ngành có liên quan, không ý thức được việc làm của mình là sai quy định...”

Theo Tiến Phúc/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập338
  • Máy chủ tìm kiếm32
  • Khách viếng thăm306
  • Hôm nay35,407
  • Tháng hiện tại161,969
  • Tổng lượt truy cập85,069,005
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây