Cụ thể, Sở triển khai 5 mô hình cơ giới hóa chăn nuôi bò sữa tại các huyện Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh và TP.Bảo Lộc; trong đó trang bị các loại máy móc thu hoạch cỏ, phối trộn, chế biến thức ăn thô xanh cho bò sữa với từng mô hình chăn nuôi từ 20 con trở lên. Hỗ trợ 7.350 liều tinh phân giới tính bò sữa kèm theo vật tư để phối giống nhân tạo, cho ra đời 720 con bê cái chất lượng cao. Song song đó, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và nghiên cứu học tập, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa tại các tỉnh Sóc Trăng, Bình Dương
Đến nay, Lâm Đồng đứng thứ 3 sau TP.HCM và Nghệ An về sản lượng sữa và số lượng bò. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng quy mô tổng đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 22.000 con và sản lượng sữa tươi đạt 83.000 tấn, chất lượng sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Đến nay, Lâm Đồng đứng thứ 3 sau TP.HCM và Nghệ An về sản lượng sữa và số lượng bò. Tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng quy mô tổng đàn bò sữa toàn tỉnh đạt 22.000 con và sản lượng sữa tươi đạt 83.000 tấn, chất lượng sữa tươi nguyên liệu đạt tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Đáng chú ý, trên 95% sản lượng sữa tươi do nông dân sản xuất hiện được các doanh nghiệp Vinamilk, FrieslandCampina và Công ty cổ phần Sữa Đà Lạt ký hợp đồng tiêu thụ với giá ổn định.
Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên