Học tập đạo đức HCM

Hướng đi giảm nghèo bền vững - Bài 1: Người nghèo miễn cưỡng nhận… ‘con cá’

Thứ tư - 05/09/2018 06:40
Chuyện tưởng như đùa nhưng theo ông Ngô Trường Thi, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTB-XH đây lại là thực tế đang xảy ra ở nhiều địa phương khi đồng bào nhận được quá nhiều sự hỗ trợ. “Cũng là con bò khi tặng cho bà con dân tộc thiểu số, không ít người “miễn cưỡng” nhận vì đã nhận được quá nhiều sự hỗ trợ, trong khi nếu đem con bò ấy tặng cho hộ cận nghèo ở Thái Bình thì người dân hồ hởi đón nhận” – ông Thi kể.

Hướng đi giảm nghèo bền vững - Bài 1: Người nghèo miễn cưỡng nhận… ‘con cá’

Sau 8 năm triển khai, chính sách hỗ trợ trực tiếp đã không còn phù hợp.

Hơn 40 triệu lượt người được hỗ trợ trực tiếp

Nhằm tạo điều kiện, khuyến khích người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 7/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Các địa phương được sử dụng nguồn kinh phí thực hiện Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg đã được bố trí ổn định trong dự toán chi thường xuyên thời kỳ ổn định ngân sách địa phương 2017 - 2020 để chi trả thay phần ngân sách trung ương hỗ trợ để thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn theo quy định tại Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2017 - 2020.

Theo Ủy ban Dân tộc, với nguồn kinh phí được giao, các địa phương đã triển khai xuống các cấp cơ sở để hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào nhất là hình thức hỗ trợ tiền mặt. Người dân hộ nghèo đã sử dụng số tiền hỗ trợ để mua sắm những vật dụng cần thiết cho đời sống hoặc những dụng cụ lao động, vật tư để phục vụ cho sản xuất. Đối với các tỉnh lựa chọn hình thức hỗ trợ trực tiếp bằng hiện vật hầu hết đã hỗ trợ theo đúng danh mục hỗ trợ hiện vật như: Giống cây trồng, vật nuôi, thuốc thú y, muối iốt. 

Qua 8 năm thực hiện, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn đã hỗ trợ trên 40 triệu lượt người, góp phần thiết thực trong việc cải thiện đời sống của người dân thuộc hộ nghèo và phát triển kinh tế, xã hội ở vùng khó khăn. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện chính sách có ý nghĩa sâu sắc, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi nói chung và vùng khó khăn nói riêng.

Người nghèo ỷ lại để được nhận hỗ trợ

Tuy nhiên từ thực tế triển khai cho thấy, do những thay đổi về cơ chế chính sách, sự chuyển mình của nền kinh tế, các chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg không còn phù hợp. Báo cáo của bộ LĐTB&XH cũng chỉ ra rằng, việc triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp đã làm nảy sinh những tiêu cực, tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại của không ít người nghèo.

Là người gắn bó nhiều năm với công tác giảm nghèo phát biểu tại hội nghị mới đây về triển khai chính sách tín dụng cho người nghèo ông Ngô Trường Thi Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTB&XH đã thẳng thắn cho biết, một bộ phận người dân lại không muốn vươn lên thoát nghèo dù cả xã hội chung tay, chung sức kéo họ ra khỏi cái nghèo đeo bám họ nhiều năm là bởi tự thân người nghèo không muốn thoát nghèo và do đó chính sách ban hành sẽ là vô nghĩa. Sao phải thoát nghèo nếu đến hẹn lại được hỗ trợ một khoản tiền nào đó, chưa kể nhiều chính sách khác hỗ trợ khám chữa bệnh, học phí, vay vốn…!

“Tôi nhớ có lần theo đoàn đi tặng bò cho đồng bào dân tộc ở tỉnh Lào Cai, trong khi người đi tặng rất háo hức với mong muốn món quà sẽ là “cần câu” để đồng bào thoát nghèo. Thế nhưng đồng bào nhận bò rất dửng dưng và không mấy bất ngờ vì đã quá quen với cảnh được nhận…quà. Trong khi nếu con bò ấy được trao cho hộ cận nghèo thì thực sự là động lực để thoát nghèo” – ông Thi kể.

Thực tế đánh giá về việc triển khai chính sách hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào dân tộc thiểu số báo cáo của Ủy ban Dân tộc cũng cho biết, do giai đoạn trước chính sách thiết kế là hỗ trợ trực tiếp bằng hình thức cho không nên chỉ thích hợp trong thời gian ngắn hạn, hiệu quả lâu dài còn hạn chế và thiếu tính bền vững; xuất hiện một bộ phận người dân trông chờ ỷ lại vào chính sách của nhà nước, không có ý thức tự vươn lên thoát nghèo. Chính sách hỗ trợ thực hiện trong thời gian dài, nhưng định mức hỗ trợ không được điều chỉnh, còn quá thấp, chưa đủ mạnh để hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo ở vùng khó khăn, chưa đạt mục tiêu chính sách đề ra.

Hiện, bên cạnh chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo vùng khó khăn, đã có các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất khác cho người nghèo vùng khó khăn (Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý...) càng làm cho hiệu quả và ý nghĩa của chính sách hỗ trợ trực tiếp theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày càng không có ý nghĩa trên thực tế.

Từ những yêu cầu này, kết hợp với đề xuất kiến nghị của các địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 25/2018/QĐ-TTg bãi bỏ Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn. Ngày 1/1/2019 chính sách mới chính thức có hiệu lực xong theo đánh giá của các địa phương việc bãi bỏ Quyết định 102 trong giai đoạn này là cần thiết, để lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình chính sách dân tộc khác, đặc biệt là các chương trình, chính sách đang thực hiện tại vùng đặc biệt khó khăn nhưng chưa được bố trí vốn.

Tác giả bài viết: Lê Minh Long

Nguồn tin: daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập133
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm117
  • Hôm nay70,774
  • Tháng hiện tại901,501
  • Tổng lượt truy cập92,075,230
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây