Học tập đạo đức HCM

Hướng đi mới cho người nuôi tôm

Thứ năm - 12/03/2015 04:38
Dịch bệnh và môi trường nước bị ô nhiễm khiến người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Một trong những giải pháp giúp người dân Tịnh Hòa, T.P Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi khắc phục được tình trạng này đó là thả cá dìa vào hồ tôm sú để nuôi kết hợp.

 


Người nuôi tôm ở Tịnh Hòa đang tất bật cải tạo hồ để thả nuôi tôm vụ mới

 

Sau những vụ tôm thất thu vì dịch bệnh, ông Phạm Đức và Phạm Văn Vỹ ở thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, T.P Quảng Ngãi rất phấn khởi khi được Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư  hướng dẫn lối đi mới đó là nuôi tôm sú kết hợp với cá dìa. Sau 4 tháng thả nuôi, chỉ với diện tích ao nuôi 2.500 mét vuông, ông Vỹ thu về gần 4 tạ tôm, 2 tạ cá dìa. Vì vậy, bước vào vụ tôm năm nay, ông Vỹ đang tất bật tu sửa và mở rộng hồ để tiếp tục vụ nuôi mới. Ông Vỹ cho biết: “Tôm sú năm rồi có giá 350 nghìn/ kg, còn cá dìa cứ 2-3 con là đủ 1 kg và được bán ra với giá 100 nghìn/kg. Cùng một diện tích mà nuôi kết hợp được hai loại, giá trị kinh tế lại cao, nên sẽ tiếp tục nuôi trong năm nay”.

 

Với đặc tính ăn tạp, cá dìa ăn hết các rong tảo cùng thức ăn thừa của tôm giúp môi trường nuôi luôn sạch. Nhờ đó, tình trạng dịch bệnh ở tôm được giảm thiểu. Quan trọng hơn cả là khi nuôi ghép với tôm sú, tôm sống ở tầng mặt, còn cá dìa sống ở tầng đáy, nên tôm sú vẫn phát triển tốt. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế khi chỉ với một diện tích mà người nuôi tôm có thể nuôi kết hợp hai loại thủy sản, hơn nữa cá dìa  lại có thể giúp người nuôi tôm tiết kiệm chi phí vệ sinh hồ. Vì vậy, việc nuôi cá dìa kết hợp tôm sú đang là hướng đi mới cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.

 

Sau khi nhận thấy hiệu quả do mô hình mang lại, người nuôi tôm ở Tịnh Hòa hiện đang tất bật cải tạo hồ ao, hỏi thăm kinh nghiệm nuôi trồng để học theo. Tuy nhiên, nguồn giống cá dìa  vẫn chủ yếu từ tự nhiên, nên nếu bà con đồng loạt nhân rộng, thì tình hình con giống liệu có đảm bảo?

Trả lời cho những trăn trở của bà con nông dân, ông Ngô Hữu Hạ, Giám đốc trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư tỉnh cho biết: “ Vì cá dìa chỉ đóng vai trò giúp môi trường hồ nuôi được đảm bảo, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm. Nên bà con nông dân không cần đặt nặng số lượng con giống cá dìa, mà chỉ nên xem tôm là chủ lực. Trong thời gian đến, Trung tâm sẽ tiếp tục khảo sát và tiến hành hỗ trợ thêm nhiều mô hình ở những vùng tôm khác để đưa mô hình này đến với người dân.

Theo nongdan.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập204
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm200
  • Hôm nay76,523
  • Tháng hiện tại907,250
  • Tổng lượt truy cập92,080,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây