Học tập đạo đức HCM

Khi những người nông dân chân lấm, tay bùn làm du lịch

Thứ bảy - 18/08/2018 10:22
Phát triển du lịch cộng đồng bằng việc phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình là cách mà đồng bào Thái ở bản Khe Rạn, xã Bồng Khê, huyện Con Cuông đang thực hiện. Khe Rạn đang dần được biết đến là điểm du lịch thu hút du khách.

Chân lấm, tay bùn... làm du lịch

Bản Khe Rạn, xã Bồng Khê có vị trí khá thuận lợi, nằm cách trung tâm thị trấn Con Cuông chưa đầy 1km, bên bờ sông Lam thơ mộng, có trên 100 hộ dân, chủ yếu là đồng bào Thái sinh sống từ lâu đời. Đây cũng chính là một trong 4 bản được huyện Con Cuông chọn làm điểm xây dựng bản du lịch cộng đồng. Việc chú trọng phát triển du lịch tại bản Khe Rạn giúp bà con từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu ngay chính mảnh đất quê hương.

Vốn là nông dân, nay làm du lịch, đồng bào không khỏi bỡ ngỡ, lo lắng bởi bao nhiêu đời nay chỉ biết tới việc cấy cày, nương rẫy. Chị Vi Thị Vui, tổ dịch vụ nấu ăn cho khách du lịch tại bản Khe Rạn cho biết: Những ngày đầu khi tham gia làm du lịch, tôi và chị em ở bản rất lo lắng bởi ai cũng biết làm du lịch sẽ khó hơn làm nông nhiều”. 

Nghề dệt thổ cẩm được phát huy và gìn giữ
Nghề dệt thổ cẩm được phát huy và gìn giữ

Người Thái vốn có nhiều nét văn hóa dân tộc đặc sắc, từ các món ẩm thực, đến các phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, trò chơi dân gian… Vì vậy, khai thác những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để phát triển du lịch, là hướng đi ban đầu được Ban quản lý bản Khe Rạn xác định. Ban ngày chân lấm tay bùn là thế, nhưng ban đêm, các thiếu nữ Thái, với những bộ trang phục Thái lung linh trong điệu múa xòe phục vụ du khách.

Ngoài thưởng thức văn nghệ, đến bản Khe Rạn, du khách sẽ được hòa mình bên chum rượu cần, tham gia trực tiếp vào các hoạt động thêu thùa dệt vải, nấu những món ăn truyền thống của người dân tộc..

Phát huy giá trị ẩm thực để thu hút khách

Hiện nay do nhu cầu ẩm thực của du khách khá lớn nên tại bản Khe Rạn đã hình thành hẳn một tổ dịch vụ ẩm thực với sự tham gia của 12 thành viên là phụ nữ trong bản. Khách đến với Khe Rạn đông nhất là vào các dịp lễ, Tết hay kỳ nghỉ cuối tuần. Vào những ngày đó, nhiều hộ gần như kín lịch khách hàng đặt các món đặc sản.

Các món ẩm thực phục vụ du khách
Các món ẩm thực phục vụ du khách.

Chị Hà Thị Sâm, tổ trưởng tổ dịch vụ nấu ăn bản Khe Rạn cho biết: “Chỉ riêng về ẩm thực, Bản Khe Rạn chúng tôi có rất nhiều món ăn ngon được du khách yêu thích. Điển hình là các món xôi nhuộm, cơm lam, cá ướp gia vị nướng giòn… Ngoài ra còn món canh bon nấu da trâu, thịt nướng, cá mát nướng… Đây là các món ăn truyền thống của đồng bào Thái xưa và nay”. 

Nông dân làm du lịch chuyên nghiệp

Để giúp bà con biết làm du lịch chuyên nghiệp hàng năm huyện Con Cuông cũng đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng giới thiệu, quảng bá văn hóa, ẩm thực của dân tộc; chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình làm du lịch…

Ông Lô Văn Thắng, trưởng bản Khe Rạn, cho biết từ khi làm du lịch, bà con thay đổi nhiều về nhận thức. Đường làng ngõ xóm, cảnh quan môi trường luôn được giữ gìn sạch đẹp. Điều làm du khách thú vị khi đến ở bản Khe Rạn không những được thưởng thức các món ăn truyền thống của người Thái, mà còn được sống trong không khí thân thiện, vui vẻ, hòa đồng với chính gia chủ và tìm hiểu văn hóa của người Thái qua những câu chuyện, sinh hoạt hằng ngày cùng dân bản.  

Một trong những nhà dân được chọn để đón tiếp khách du lịch
Một trong những nhà dân được chọn để đón tiếp khách du lịch.
Những bộ trang phục Thái lung linh trong điệu múa xòe
Những bộ trang phục Thái lung linh trong điệu múa xòe.

Du lịch cộng đồng bản Khe Rạn đang hình thành và từng bước phát triển, bước đầu đã để lại những ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Rất có thể thời gian tới, đây sẽ điểm du lịch tuyệt vời, điểm dừng chân không thể thiếu cho mỗi  du khách trong và người nước khi đến với phố núi Con Cuông.

ANH ĐỨC/ LAO ĐỘNG
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập433
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm421
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại93,580
  • Tổng lượt truy cập88,771,914
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây