Học tập đạo đức HCM

Khó như làm đường giao thông miền núi

Thứ năm - 12/06/2014 23:53
Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng bào các dân tộc ở tỉnh Bắc Kạn đã góp công, góp của, chung sức với chính quyền để mở những con đường liên thôn, liên xã rộng rãi, kiên cố, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ.

Những con đường làm từ sức dân


Từ nguồn vốn phân bổ nông thôn mới, Nhà nước hỗ trợ xi măng và với sự đóng góp của người dân, trong 3 năm (2011 - 2013) toàn tỉnh Bắc Kạn đã làm được 69,9 km đường trục xã, liên xã; bê tông hóa 46,7 km đường trục thôn, liên thôn, xóm; nâng cấp 48 công trình đường trục thôn, xây dựng 13 công trình đường giao thông nội đồng. Trong đó, có sự đóng góp lớn của người dân.

 

Những con đường liên thôn hình thành giúp việc đi lại của đồng bào dễ dàng, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội.


Mặc cho mồ hôi chảy ròng ròng dưới cái nắng hầm hập của mùa hè, gần 20 hộ dân ở thôn Khâu Đấng, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, vẫn miệt mài xúc đất đá, trộn bê tông để kịp hoàn thành con đường trước mùa thu hoạch lúa.


Một con đường bằng phẳng, sạch sẽ là mong mỏi của 71 hộ dân thôn Khuổi Shiến, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể từ rất lâu nay. Vì vậy, dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn, nhưng người dân trong thôn đã tự nguyện hiến đất ruộng, đóng góp xi măng, ngày công lao động làm đường và phấn đấu mỗi năm thôn bê tông hóa và mở rộng từ 300 - 400 m đường; dự kiến hết năm 2014 sẽ hoàn thành xong toàn bộ tuyến đường liên thôn.


Đến nay, hơn 700 m đường nối hai thôn Khuổi Shiến - Nà Vài đã được bê tông hóa. Toàn bộ tuyến đường được kè và đổ bê tông rộng 1,5 m, dày 15 cm, trở thành tuyến đường đẹp nhất của thôn.


Ông Dương Nông Tước, thôn Khuổi Shiến, cho biết: "Gia đình tôi ở ngay đầu đường, nên đã tự nguyện hiến đất trước để bà con trong thôn học tập và làm theo.


Không có được con đường bê tông như những thôn khác, nhưng người dân thôn Hồng Mú, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm, lại tự hào về con đường đất của mình, vì con đường này là tổng hợp ý chí, sức mạnh, tinh thần đoàn kết của người dân nơi đây. Trong 20 ngày liên tục, gần 100 người dân Hồng Mú với những dụng cụ lao động thô sơ, đã mở tuyến đường dài hơn 4 km nối giữa Hồng Mú và Khuổi Lè. Khi đường mở gần đến khu vực giáp ranh với thôn Cốc Lào, Khuổi Lè, người dân hai thôn này cũng đã tham gia giúp sức.


Khó khăn cần tháo gỡ


Mặc dù các cấp chính quyền và đồng bào toàn tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực, đồng lòng trong việc làm đường liên thôn, xã, tuy nhiên, do nhiều bất cập, nên trong 19 tiêu chí của chương trình xây dựng nông thôn mới, tiêu chí số 2 về giao thông được xác định có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, lại là tiêu chí khó thực hiện nhất của tỉnh.


Ông Vi Duy Tuyến, Phó Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm chia sẻ: “Đối với các huyện vùng sâu, vùng xa, việc thực hiện tiêu chí số 2 gặp nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, có tuyến đường xuyên qua núi đá, nên mất nhiều công sức để làm. Bên cạnh đó, việc thiết kế theo kích thước mẫu không phù hợp với miền núi. Rồi do trình độ dân trí thấp, nên việc vận động bà con hiến đất, góp công, tiền của cũng gặp nhiều khó khăn”.


Tại hội nghị tổng kết 3 năm chương trình xây dựng nông thôn mới mới đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bắc Kạn cũng kiến nghị về việc ban hành cơ chế hỗ trợ riêng đối với các xã vùng cao. Do đặc thù của vùng núi, không thể áp đặt thiết kế mẫu của các tuyến đường đồng bằng cho vùng núi. Đồng thời, nếu Nhà nước hỗ trợ 70%, còn người dân đóng góp 30%, thì những thôn khó khăn, người dân sẽ rất khó đóng góp vì làm một tuyến đường ở miền núi kinh phí và công sức gấp hai ở đồng bằng. Ví như con đường Nặm Sai đi Cố Nọt có chiều dài hơn 6 km đã thi công từ tháng 8/2013, nhưng đến nay mới được 70%, do người dân nơi đây chủ yếu là hộ nghèo, không có tiền để đóng góp.


Toàn tỉnh Bắc Kạn có hơn 3.500 km đường liên thôn, liên xã, trong đó, tỷ lệ đường bê tông mới đạt khoảng 27%. Theo ông Lăng Văn Hòa, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Bắc Kạn, tỷ lệ đường nông thôn được bê tông còn thấp là do Bắc Kạn là tỉnh còn nhiều khó khăn, nguồn thu nhập của người dân còn eo hẹp nên thiếu vốn để làm các tuyến đường liên thôn, liên xã bằng bê tông.

Theo baotintuc.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay20,486
  • Tháng hiện tại195,085
  • Tổng lượt truy cập92,572,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây