Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp thành công nhờ 'mát tay' dụ chim yến về làm tổ, thu 3 tỷ đồng/năm

Thứ ba - 16/01/2018 20:43
Sau gần 5 năm khởi nghiệp với nghề nuôi yến, Tuấn Anh đã xây dựng được 5 nhà yến. Mang về thu nhập cho gia đình gần 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương 5 - 8 triệu đồng/người/tháng...

Trải qua nhiều công việc khác nhau đến năm 2013 anh Trần Tuấn Anh đã quyết định đầu tư vào nhà yến. Mô hình đã cho thu nhập 3 tỷ đồng/năm.

09-00-27_y2_1
Nuôi yến và làm yến sào giúp Tuấn Anh thành tỷ phú

Sau gần 5 năm gắn bó với nghề nuôi chim yến, anh Trần Tuấn Anh ở khu phố 1, thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước đã trở thành tỷ phú. Nhận thấy nghề dẫn dụ chim trời có thể làm giàu, Tuấn Anh đã quyết định mở rộng mô hình lên 5 nhà nuôi chim yến. Chiều chiều nhìn những đàn yến chao lượn trên các nóc nhà, Tuấn Anh lại mừng thầm… lộc trời đã đậu!

Bên ly trà thơm, Tuấn Anh chia sẻ cơ duyện đến với nghề nuôi chim yến của mình như một sự tình cờ: “Đó là thứ lộc trời mà ai “mát tay” ắt sẽ được hưởng”. Nghĩ vậy, năm 2013, Tuấn Anh bàn với vợ mượn của bà con, ngân hàng 700 triệu đồng đầu tư xây nhà “mời” yến về làm tổ.

Thời gian đầu do nhà còn mới, chỉ vài cặp yến bay về tìm hiểu rồi ở lại. Tuấn Anh thấp thỏm mừng thầm, cầu mong cho căn nhà của mình trở thành mảnh “đất lành” để yến về làm tổ.

Tới năm thứ 2, bày yến kéo về nhiều hơn, vợ chồng Tuấn Anh bắt đầu có thu nhập. Những tổ yến bắt đầu cho thu hoạch, Tuấn Anh có tiền trả nở, đầu tư máy móc mới cho nhà yến thêm mát mẻ, trong lành.

Nhận thấy bản thân được nhờ lộc trời gia đình Tuấn Anh quyết định mua thêm đất, cất thêm nhà cho yến ở. Năm 2017 Tuấn Anh thành lập Cty TNHH MTV Yến sào Nam Phú để cung ứng các loại sản phẩm từ yến và tư vấn, thi công nhà nuôi yến.

Sau gần 5 năm khởi nghiệp với nghề nuôi yến, Tuấn Anh đã xây dựng được 5 nhà yến. Mang về thu nhập cho gia đình gần 3 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 10 lao động địa phương với mức lương 5 - 8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, Tuấn Anh còn nhận chuyển giao kỹ thuật nuôi yến cho những ai có nhu cầu “dụ” chim trời về xây tổ.

Chia sẻ về sự thành công này, Tuấn Anh cho biết: “Không giống như những nghề khác. “Dụ” chim yến về làm tổ cần phải “mát tay” hay dân gian thường nói phải có “lộc” mới được. Nhưng để thành công cần hội đủ yếu tố “thiên thời địa lợi nhân hòa”. Đặc biệt kiên trì, chịu khó và phải đầu tư một số vốn lớn ngay từ lúc ban đầu.

Để thành công với nghề nuôi chim yến Tuấn Anh cho rằng người nuôi phải biết cách dụ yến vào làm tổ trong nhà, cũng như thu hoạch tổ yến hợp lý. Đặc biệt là phải biết áp dụng kỹ thuật vào việc nuôi yến thì có hiệu quả cao. Kỹ thuật xây nhà yến quyết định 90% thành công của nghề này. Đặc biệt nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm phải hợp lý thì chom mới về, về rồi mới muốn ở lại.

Theo Tuấn Anh, nhà nuôi yến được cao quá 500m so với mặt nước biển. Trên vách tường phải chừa một khe hở vừa đủ rộng để cho đàn yến bay vào cùng lúc. Nơi ở của chim cần có ánh sáng từ mờ tối đến tối, nhiệt độ không khí từ 27 - 29 độ C, độ ẩm 80 - 90%.

Tuấn Anh cũng lưu ý, để dẫn dụ yến người nuôi cần phải trang bị âm thanh giống tiếng kêu của chim yến. Mỗi bộ âm thanh giá từ 20 - 40 triệu đồng. Hệ thống này nên mở cả ngày để “dụ” chim về xây tổ. Trần nhà yến phải kín đáo, mưa gió hay ánh sáng không đượ chiếu trực tiếp vào. Trên mỗi trần đều có các xà gỗ để yến co thể đậu. Gỗ này để mộc tự nhiên, yến dễ “neo đậu” và tạo tổ. Để tạo được môi trường thuận lợi cho đàn yến phát triển, Tuấn Anh cũng đã đi nhiều nơi học hỏi thực tế, rút bài học kinh nghiệm cho chính nhà yến của mình.

Hiện công ty của Tuấn Anh chuyên sơ chế, phân phối các loại tổ yến. Nhờ quy trình khép kín từ sản xuất tới tiêu thụ sản phẩm yến sảo của Tuấn Anh vừa đảm bảo vệ sinh thực phẩm, vừa tăng thu nhập cho gia đinh.

Tuấn Anh tâm sự: “Thời gian tới tôi sẽ phát triển một số nhà nuôi chim yến ở Bà Rịa - Vũng Tàu và thăm dò thị trường và xuất khẩu sản phẩm yến sào sang một số nước. Ai muốn tìm hiểu về nhà yến và nghề nuôi yến tôi sẵn lòng chia sẻ".
KIM TIỀN/ Nông nghiệp
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập95
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay35,476
  • Tháng hiện tại856,990
  • Tổng lượt truy cập84,833,407
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây