Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp với cam sinh thái

Thứ ba - 28/03/2017 03:04
Tốt nghiệp ngành báo chí nhưng Nguyễn Thị Lê Na lại quyết tâm lao vào trồng cam sạch (không sử dụng thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học…). Không chỉ xây dựng mô hình trồng cam mới trên vùng đất trồng cam truyền thống Phủ Quỳ (Nghệ An), Lê Na còn tận dụng các “phụ phẩm” từ quả cam để tạo ra các sản phẩm sạch tự nhiên đang được thị trường đón nhận.

Mất ngủ vì… cam

Trong những lần từ Hà Nội về quê Quỳ Hợp, đi qua những vườn cam quê, Lê Na nảy sinh ý nghĩ: hay là mình về quê trồng cam? Đầu năm 2015, người dân xã Minh Hợp xôn xao vì “con bé Na học làm nhà báo lại đi vay mượn tiền, về quê mua hẳn 2ha đất đồi để trồng cam”.

Na thuê 2 kỹ sư tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp I Hà Nội và một người có kinh nghiệm làm vườn lâu năm ở quê cùng làm với mình. Những tháng sau đó, ngày thì cô lên vườn cam phát cỏ, đào hố..., đêm lại mày mò tài liệu về mô hình trồng cây bằng chế phẩm sinh học.

 

Cô “học lỏm” từ sách, báo, internet, rồi mất cả tháng trời để chuẩn bị giống từ cam xã Đoài và cam Đường Canh. Na và những cộng sự dùng vỏ trấu ủ thành phân, mua phân bò về ủ kết hợp với rơm, rạ làm phân xanh... Thiếu muối khoáng, Na cất công xuống các làng biển dưới huyện Diễn Châu mua hàng tấn xác mắm cá về ủ rữa để bón.

Na cười, kể về việc cho cây cam “ăn” xác mắm cá: “Bọn em đã từng đưa lên miệng nếm thử, vì nghĩ người ăn vừa thì cây cũng vậy. Chưa yên tâm, sợ độ mặn quá cao làm cây chết, bọn em đã bón thử cho rau trước. Khi thấy rau phát triển xanh tốt mới chuyển qua bón cho cam”. 

Na chia sẻ, nếu trồng cam theo mô hình bình thường thì chỉ cần phun thuốc trừ sâu theo từng loại bệnh. Trong khi đó, việc ngừa bệnh bằng chế phẩm sinh học cho cam sinh thái gian nan và công phu hơn rất nhiều. Ngoài việc dùng dung dịch tỏi, ớt để phun trừ rầy, nước cây bồ hòn để trừ sâu vẽ bùa, tro bếp trừ sâu độc thân..., Na và các kỹ sư đã cho trồng cây dẫn dụ, xen canh cây khác để giãn sâu bệnh, như cây ổi trừ rầy chổng cánh, trồng “hàng rào sinh thái” để ngăn sâu bệnh của các vườn cam xung quanh tràn sang.

Ngoài được chăm sóc, trừ bệnh bằng chế phẩm sạch, trên mỗi cây cam còn được đánh mã số vị trí, hàng, loại cây…, sau đó nhập vào máy tính để theo dõi.

Anh Dương Minh Hùng, kỹ sư nông nghiệp, một cộng sự của Na bộc bạch: “Đúng là mất ăn, mất ngủ vì cam. Có những lúc nhiều loại sâu phá hoại đồng loạt, bọn tôi đã phải thức cả đêm phun tưới cho cây, theo dõi quá trình sâu chết thế nào. Có lúc cũng nản, muốn buông xuôi, nhưng thấy Na quyết tâm nên lại theo”.

Chuẩn hóa sản phẩm

Trong quá trình thu hoạch cam, nhìn những quả xấu, lỗi, bị sâu một phần, phải bỏ, Na tiếc dứt ruột. Đúng là sản phẩm sạch đấy, chất lượng đấy, nhưng người tiêu dùng quen nhìn với con mắt đẹp - xấu nên rất khó thuyết phục, dù giá thấp hơn. Sau nhiều đêm suy nghĩ, Na chợt nảy ra ý tưởng biến những quả xấu thành sản phẩm ích lợi.

Để thực hiện ý tưởng này, cô lại cất công lên mạng tìm kiếm thông tin về việc chế biến mứt cam, tinh dầu... Những quả cam đẹp được đóng bao cẩn thận, bán cho khách và siêu thị, những quả bị lỗi, vỏ xấu, sâu mọt một phần..., được hái xuống, bóc tách ruột và vỏ. Vỏ cam rửa sạch, xắt nhỏ thành sợi, luộc rồi ướp đường sấy khô làm mứt vỏ.

Còn ruột cam được xay nhuyễn, ép lấy nước, pha thêm đường và mật ong, cô đặc thành mứt nước. Với tinh dầu cam, Na sử dụng vỏ xay nhuyễn cho vào nồi chưng 100°C theo cách nấu rượu truyền thống. Nước tụ tại phễu chảy ra ngoài qua ống dẫn rồi tách lọc thành nước và tinh dầu. Hiện nay, Na đang tìm tòi phương pháp sáng chế xà phòng từ nước cam kết hợp với sáp ong.

Hiện tại, các sản phẩm chiết xuất từ cam của Na được bán ra chưa nhiều do đang trong giai đoạn nghiên cứu thị trường, tìm đối tác gia công, chưa hoàn thiện các thủ tục giấy tờ để lưu hành… Nhưng tín hiệu thị trường về cam sinh thái và các sản phẩm chiết xuất từ cam rất tốt.

Các sản phẩm đã được nhiều siêu thị, cửa hàng quan tâm; các mẫu mứt nước cam, tinh dầu, xà phòng được gửi đi Nhật, Nga được đánh giá cao.

Na quả quyết: “Sắp tới bọn em sẽ tính toán lượng hàng sản xuất để bán quanh năm. Em sẽ đưa quả cam và các sản phẩm chiết xuất từ cam vươn ra thị trường rộng hơn”.

Tác giả bài viết: DUY CƯỜNG

Nguồn tin: www.saigondautu.com.vn

 Tags: trồng cam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm268
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,223
  • Tổng lượt truy cập90,255,616
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây