Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp với cây atiso đỏ ở vùng biên

Chủ nhật - 18/11/2018 11:40
Khi anh Nguyễn Chí Hoàng ngụ xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp mang cây atiso đỏ về trồng trên vùng đất biên giới này, nhiều nông dân ở địa phương cứ “mắt tròn mắt dẹt” cho rằng, anh có suy nghĩ gàn dở. Song với tư duy làm nông nghiệp mới mẽ, bước đầu cây atiso đỏ (cây bụp giấm) đã giúp gia đình anh Hoàng “ăn nên làm ra”.
 
Anh Nguyễn Chí Hoàng chăm sóc ruộng atiso đỏ

Cũng giống như nhiều nông dân ở vùng biên, từ trước đến nay, kinh tế của gia đình của anh Hoàng dựa vào cây lúa là chính. Song do diện tích sản xuất của gia đình hạn chế nên anh Hoàng luôn trăn trở tìm một hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian mày mò, nghiên cứu, đầu năm 2018, anh Hoàng bắt đầu trồng thử nghiệm 500 cây atiso đỏ trên diện tích 1.000m2. Dù là cây trồng mới nhưng cây atiso đỏ phát triển khá phù hợp với thổ nhưỡng ở vùng biên giới huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.

Anh Hoàng cho biết: “Cây atiso đỏ rất dễ trồng lại không tốn nhiều công chăm sóc. Từ lúc trồng cho đến ngày thu hoạch tôi chỉ phun vài lần thuốc sinh học tự chế từ tỏi, gừng, rượu để trừ rệp sáp, hầu như atiso đỏ không bị bệnh gì thêm”.

Bình quân trên diện tích 1.000m2 cho năng suất trái khoảng 1,5 tấn, atiso tươi có giá dao động từ 30 ngàn – 35 ngàn đồng/kg. Sau khi khấu trừ chi phí, với diện tích 1.000m2, anh Hoàng thu lãi trên 7 triệu đồng, cao hơn gấp đôi so với trồng lúa như trước đây.

Thời gian gần đây, nhận thấy cây atiso đỏ có tiềm năng về thị trường nên anh Hoàng cùng gia đình nảy sinh ý tưởng phát triển thêm một số sản phẩm chế biến từ trái atiso như: mứt atiso đỏ sấy giòn, mứt sấy dẻo, trà atiso đỏ, siro atiso đỏ… Với nhiều lợi ích và tác dụng cho sức khỏe như: mát gan, thanh lọc cơ thể nên thời gian gần đây các sản phẩm được chế biến từ trái atiso đỏ của anh Hoàng rất được thị trường ưa chuộng.

Hoa atiso đỏ có nhiều cách chế biến, ngoài chế biến tươi như tận dụng đài, hạt để nấu nước uống, lá dùng nấu canh chua thì đài hoa ngâm đường làm mứt hay phơi khô làm trà pha nước uống có thời gian sử dụng lâu hơn. Atiso đỏ có vị chua thanh, có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Mặc dù là lần đầu tiên sản phẩm atiso đỏ của anh Nguyễn Chí Hoàng có mặt tại Phiên chợ Nông nghiệp xanh năm 2018, song đã tạo được nhiều ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Cũng thông qua phiên chợ này, anh Hoàng có thêm được nhiều đơn đặt hàng mới từ các đối tác. Hiện tại, trái atiso tươi và các sản phẩm chế biến được bày bán nhiều ở các chợ và cửa hàng tạp hóa của địa phương và các địa bàn lân cận.

Trái atiso tươi

Anh Hoàng tâm sự: “Mặc dù phản hồi của người tiêu dùng rất tốt với các sản phẩm từ atiso đỏ của gia đình tôi. Song tôi nghĩ rằng, với cách tiêu dùng hiện đại hiện nay để có thể giữ chân được khách hàng gắn bó lâu dài với mình chỉ có con đường sản xuất sạch”. Một trong nhiều lý do khiến cho sản phẩm atiso đỏ của anh Hoàng hút hàng mạnh chính là do sản phẩm của anh được sản xuất theo phương thức sinh học hoàn toàn, chất lượng sản phẩm đầu ra đảm bảo an toàn. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều khách hàng có thiện cảm với sản phẩm khi lần đầu tiếp cận.

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, thời gian tới, anh Hoàng dự kiến sẽ mở rộng diện tích trồng atiso đỏ, đồng thời sẽ đầu tư thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm hoàn thiện để sản phẩm atiso đỏ có thể đi xa hơn. Hiện anh Hoàng cũng đang hoàn tất một số thủ tục đăng ký dự thi cuộc thi khởi nghiệp do tỉnh phát động trong năm sau. Hứa hẹn với sản phẩm mới của mình anh Hoàng sẽ góp thêm cho bộ sưu tập nông sản sạch của vùng quê Hồng Ngự thêm một sản phẩm mới nhiều triển vọng.

Mỹ Lý/ Làng mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập302
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm300
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,747
  • Tổng lượt truy cập92,049,476
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây