Học tập đạo đức HCM

Khởi nghiệp với nghề nông

Thứ bảy - 14/10/2017 21:53
Năm 2017, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổng kết phong trào Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ V giai đoạn 2012 - 2017. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức chương trình “Tự hào nông dân Việt Nam” để tuyên dương các nông dân đạt thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh ở lĩnh vực nông nghiệp.

Hội Nông dân Đồng Nai có 185 ngàn hội viên, mỗi năm có hàng trăm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi được tuyên dương và con số này không ngừng tăng nhanh qua mỗi năm.

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đang chuyển thành phong trào khởi nghiệp trong nông dân theo hướng từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; liên doanh, liên kết theo chuỗi. Trong đó, không thiếu những người trẻ dám nghĩ dám làm, dấn thân tìm cơ hội từ ruộng đồng.

* Tư duy mới

Theo Hội Nông dân Đồng Nai, nét mới của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2017 là phát động mạnh phong trào để thu hút nông dân tích cực tham gia. Kết quả, từ đầu năm đến nay có gần 139 ngàn hộ nông dân đăng ký thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi. Qua phong trào, các cấp Hội đã vận động các chi, tổ hội và cán bộ hội viên nông dân khá, giàu tạo điều kiện về vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm để cùng nhau vươn lên làm giàu. Các cấp Hội đã vận động các hộ khá có điều kiện kinh tế cho vay hơn 14 tỷ đồng tiền mặt không tính lãi; hỗ trợ  hàng ngàn ngày công lao động, cây giống, con giống, phân bón các loại để giúp đỡ hàng trăm hộ nông dân nghèo có hoàn cảnh khó khăn; đóng góp gần 3 tỷ đồng xây nhà tình thương cho các hộ nghèo.

Khi còn là sinh viên năm cuối ngành công nghệ sinh học, cô gái trẻ Lê Thị Hương đã mượn đất của người bà con tại huyện Trảng Bom dựng lều trồng nấm dược liệu.

Khởi nghiệp với số vốn 20 triệu đồng cha mẹ cho, cô sinh viên ngược xuôi qua lại từ TP.Hồ Chí Minh và Trảng Bom để vừa học vừa làm.

Chính sự kiên trì của Hương đã thuyết phục được gia đình ủng hộ. Từ đó, Hương đã đầu tư đồng bộ từ hệ thống phòng thí nghiệm, máy móc để sản xuất giống đến mô hình nhà lưới trồng nấm theo công nghệ hiện đại, đạt chuẩn an toàn.

Hương chia sẻ: “Tôi thành lập Công ty TNHH một thành viên nấm Phương Quang cũng từ mong muốn xây dựng được thương hiệu cho nấm linh chi Việt. Hiện tôi đang tập trung vào khâu chế biến để đa dạng thêm các sản phẩm chức năng mang lại giá trị cao từ nấm dược liệu”.

Với tư duy rằng cơ hội làm giàu từ nghề nông không thua gì các lĩnh vực khác, cô gái 9X Nguyễn Thị Ngọc Hà (ở xã Tam An, huyện Long Thành) chọn khởi nghiệp từ cánh đồng lúa của gia đình.

Năm 2013, Ngọc Hà đã mạnh dạn vay 200 triệu đồng từ ngân hàng, tận dụng 3 hécta ruộng lúa có sẵn của gia đình để đầu tư nuôi vịt đẻ kết hợp trồng rau nhút, nuôi cá... Hiện mỗi năm Ngọc Hà thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng.

Ngọc Hà bày tỏ: “Tôi đang có kế hoạch thành lập trang trại để các sản phẩm cung cấp ra thị trường đều có thương hiệu sản phẩm sạch. Tôi cũng liên kết với nhiều bạn trẻ khác thành lập tổ hợp tác thanh niên trồng lúa, nuôi vịt, nuôi gà để xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm an toàn tại địa phương”.

Theo ông Nguyễn Hồng Đăng Khoa, Công ty TNHH nông nghiệp công nghệ cao Trí Nguyễn (huyện Cẩm Mỹ): “Ngày nay, cả doanh nghiệp và nông dân đều phải thay đổi về tư duy làm nông, mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để có bước đi bền vững. Ở đây, doanh nghiệp phải là nhân tố đi tiên phong trong đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao rồi mới nhân rộng ra người dân”.

Ngoài lĩnh vực cung cấp giải pháp nhà màng trọn gói cho nông nghiệp công nghệ cao, Trí Nguyễn còn mở rộng đầu tư trang trại trồng nhiều loại trái cây đặc sản, như: sung Mỹ, dưa lưới... đang tiêu thụ rất tốt tại các siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn. Mục tiêu chính của doanh nghiệp này là nghiên cứu, sản xuất và cung cấp giống cũng như chuyển giao kỹ thuật canh tác và bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

* Cơ hội mới trong nông nghiệp

Vài năm trở lại đây, Đồng Nai đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Những cánh đồng lớn với cây ca cao, cây sầu riêng, chôm chôm, cây lúa, cây bắp... hình thành cho hiệu quả cao.

Hàng loạt chuỗi liên kết sản xuất trong chăn nuôi, trồng trọt đạt chuẩn an toàn đã ra đời và cho những quả ngọt đầu mùa. Tỉnh cũng tập trung thu hút đầu tư nông nghiệp công nghệ cao bằng nhiều chính sách ưu đãi. Và lực lượng chính tạo nên sự chuyển mình trong nông nghiệp là đội ngũ nông dân.

Ông Lê Văn Quyết, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Đông Nam bộ, khẳng định: “Đồng Nai không thiếu các trang trại nuôi gà công nghiệp quy mô lớn, công nghệ hiện đại đủ sức cạnh tranh khi bước ra sân chơi lớn của thế giới. Cụ thể, là thịt gà của Đồng Nai đã xuất khẩu tốt vào thị trường khó tính nhất là Nhật Bản. Chúng tôi cũng đang đẩy mạnh chuỗi liên kết sản xuất theo hướng hàng hóa lớn để không chỉ cạnh tranh tốt tại thị trường nội địa mà còn mở rộng xuất khẩu đi các nước”.

Ông Nguyễn Long Sang, chủ trang trại nông nghiệp tổng hợp Quang Sang (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán), cho biết: “Thời gian qua, Đồng Nai đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ cho nông dân rất nhiều. Nhờ đó, trang trại của tôi đã ký kết được các hợp đồng cung cấp trái chuối vào bếp ăn tập thể của doanh nghiệp nên sản phẩm tiêu thụ ổn định với giá tốt, dù vừa qua thị trường xảy ra khủng hoảng thừa chuối xuất khẩu. Trái quýt đường, trái bưởi da xanh Định Quán cũng nhiều lần đạt giải cao về chất lượng trái ngon trong các hội thi cả nước cũng nhờ những chương trình kết nối của tỉnh”.

Bình Nguyên/baodongnai.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập83
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại228,828
  • Tổng lượt truy cập85,135,864
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây