Học tập đạo đức HCM

Khu vực nông thôn: Thị trường đang bỏ ngỏ

Thứ hai - 07/07/2014 20:18
Rộng lớn và đa dạng về đối tượng tiêu dùng, có thể nói, khu vực nông thôn là thị trường giàu tiềm năng. Thế nhưng số doanh nghiệp hướng đến thị trường này lại rất ít. Chính sự bỏ ngỏ này đã khiến cho hàng Trung Quốc, hàng nhập ngoại kém chất lượng xâm nhập một cách tràn lan.
 
Hàng Việt Nam từng bước lấy lại niềm tin với người tiêu dùng, nhưng ở khu vực nông thôn hàng chất lượng cao rất ít
Ảnh: Hoàng Long
 
Khi nhận thức lại vấn đề trong bối cảnh nền kinh tế vươn lên để không bị lệ thuộc, giới chuyên gia cho rằng bản thân các doanh nghiệp (DN) cũng không thể phát triển tốt nếu đánh mất thị trường khu vực nông thôn.
 
Thị trường giàu tiềm năng…
 
Đánh giá của giới chuyên gia, so với trước đây, nhu cầu tiêu dùng của cư dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… đã thay đổi rất nhiều. Họ không còn đặt mục tiêu giá rẻ lên đầu, để rồi chỉ lựa chọn những sản phẩm nhập từ Trung Quốc giá thấp mà chất lượng không đảm bảo. Đặc biệt, từ khi có Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, tâm lý, thói quen tiêu dùng của người dân khu vực này cũng thay đổi đáng kể. Họ quay lưng với hàng Trung Quốc rẻ tiền, tìm đến hàng sản xuất trong nước nhiều hơn.
 
Số liệu của Bộ Công thương cho biết, trong 5 năm thực hiện Cuộc vận động,  Sở Công thương các tỉnh và thành phố trên toàn quốc đã tổ chức được gần 2.000 đợt đưa hàng về nông thôn với hơn 53.000 lượt DN tham gia, tổ chức được hơn 48.000 gian hàng, thu hút hơn 3 triệu lượt người dân địa phương tới tham quan mua sắm và doanh thu mang lại là hơn 34,47 nghìn tỉ đồng. Con số này cho thấy thị trường nông thôn thực sự giàu tiềm năng và là mảnh đất màu mỡ nếu các DN biết đầu tư, khai thác.
 
Tuy nhiên, trên thực tế, việc các DN mặn mà với thị trường này, nếu có vẫn chỉ tập trung ở khu vực DN nhỏ, các DN lớn tham gia thị trường nông thôn rất ít. Điểm qua, có thể thấy số DN lớn, xây dựng được hệ thống phân phối, các đại lý, điểm bán hàng cố định tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa không nhiều. Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là một trong số ít DN chú trọng đầu tư xây dựng các điểm bán hàng tại một số tỉnh, thành, song vẫn chỉ tập trung ở khu vực thành thị là chính. Cụ thể, tính đến thời điểm này, hệ thống hạ tầng thương mại của Hapro đã phát triển gồm 2 Trung tâm mua sắm Hapro Shopping Centre, 3 trung tâm kinh doanh chợ, 40 siêu thị, Cửa hàng tiện ích Hapromart, 44 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood và hệ thống các cửa hàng chuyên doanh,... hầu hết các điểm kinh doanh lớn này tập trung tại Thủ đô Hà Nội và một số đô thị phía Bắc. Việc đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa mới chỉ dừng lại ở các chương trình bán hàng lưu động. 
 
 
Khu vực nông thôn là thị trường rộng lớn nhưng chưa được doanh nghiệp quan tâm đầu tư
 
… Nhưng chưa được coi trọng
 
 Như vậy, có thể thấy, sự quan tâm của phần lớn các DN đối với thị trường nông thôn mới chỉ dừng lại ở các chuyến bán hàng lưu động, như những chuyến đưa hàng Việt về nông thôn được các nhà quản lý khuyến khích, tổ chức. Còn hầu như số DN quan tâm đầu tư xây dựng các đại lý, điểm bán hàng cố định tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa rất khiêm tốn. Chính bởi vậy, bà con, cư dân khu vực nông thôn thường chỉ được mua sắm hàng nội địa mỗi khi có các chuyến hàng lưu động tổ chức về từng địa phương. "Khi bán xong hàng, DN đi, lại thấy tràn lan hàng Trung Quốc, tìm mỏi mắt không thấy hàng nội địa”- chị Bùi Thị Liên, một người dân ở huyện vùng cao Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ chia sẻ với PV Đại Đoàn Kết. Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa thẳng thắn nhìn nhận, thời gian qua, nhiều DN đã  rất cố gắng trong việc tăng cường cải tạo mẫu mã, chất lượng sản phẩm đổi mới công nghệ, quản lý để nâng cao cạnh tranh, tiện ích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và nhiều DN cũng bắt đầu chú trọng thị trường nội địa, thị trường nông thôn hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một con số không nhỏ các DN chưa coi trọng thị trường nội địa, đặc biệt là thị trường nông thôn vì lý do, làm nội địa lắt nhắt, lặt vặt hơn đi xuất khẩu. Bà Thoa đưa ra ví dụ, một lô hàng xuất khẩu có thể chuyển hàng đến cảng người ta thu được tiền rồi nhưng đối với thị trường nội địa, phải xây dựng được cả một hệ thống phân phối, khâu đi thu tiền cũng khá phức tạp, nhiều DN e ngại, chưa coi trọng thị trường nội địa. 
 
Bà con, cư dân khu vực nông thôn thường chỉ được mua sắm hàng nội địa mỗi khi có các chuyến hàng lưu động tổ chức về từng địa phương. "Khi bán xong hàng, DN đi, lại thấy tràn lan hàng Trung Quốc, tìm mỏi mắt không thấy hàng nội địa”- chị Bùi Thị Liên, một người dân ở huyện vùng cao Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ chia sẻ.
 
Không thể phủ nhận, việc đưa hàng về nông thôn thời gian qua đã đạt được một số kết quả, song nếu chỉ dừng lại ở phong trào, thực hiện bằng những chuyến hàng lưu động chỉ tồn tại trong một thời điểm, và rồi, thị trường nông thôn lại bị bỏ ngỏ sẽ tất yếu dẫn đến nguy cơ DN trong nước để tuột mất thị trường đầy tiềm năng này. Bởi vậy, để DN có thể khai thác tốt thị trường nông thôn, vùng sâu, vùng xa,  rất cần sự hỗ trợ từ phía nhà quản lý trong việc giúp DN xây dựng hệ thống phân phối qua các đại lý, cửa hàng ở từng địa bàn chứ không chỉ dừng lại ở những chuyến hàng lưu động "đến rồi đi”.
Theo daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập761
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại95,417
  • Tổng lượt truy cập88,773,751
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây