Học tập đạo đức HCM

Kinh tế nông thôn: Tăng trưởng nhưng vẫn còn nhiều nỗi lo

Thứ sáu - 13/10/2017 05:11
(PLO) - Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản 2016 cho thấy, tình hình kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng. Song, đầu tư hạn chế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, sản xuất nhỏ vẫn phổ biến, chất lượng lao động thấp… gây trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản nói riêng.

Tích cực trên nhiều phương diện

Theo kết quả tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2016, kinh tế nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục tăng trưởng nhờ cơ cấu sản xuất có sự dịch chuyển tích cực, đúng hướng.

Cụ thể, quá trình cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản trong giai đoạn 2011-2016 thể hiện trước hết ở kết quả cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất theo hướng số doanh nghiệp và số hợp tác xã tăng nhanh, số hộ sản xuất nhỏ lẻ ngày càng giảm mạnh.

Cùng với cơ cấu lại hình thức tổ chức sản xuất, quá trình cơ cấu lại sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản còn được tiến hành theo hướng tăng cường quy mô lớn. Trong tổng số 3.846 doanh nghiệp hoạt động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, năm 2015 có 1.205 doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh từ 10 tỷ đồng trở lên, chiếm 31,3% tổng số  doanh nghiệp, tăng 76,2% so với số doanh nghiệp cùng quy mô năm 2010.

Bên cạnh đó, số liệu về ruộng đất được tích tụ với khâu đột phá là dồn điền đổi thửa và xây dựng cánh đồng lớn. Tính đến 1/7/2016, cả nước có 2.294 xã đã tiến hành dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 25,6% tổng số xã. Sau dồn điền đổi thửa, các cánh đồng lớn xuất hiện và được nhân rộng ở nhiều địa phương.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển mới. Phổ biến nhất là việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), đẩy mạnh liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị…

Ngoài ra, điểm sáng trong bức tranh kinh tế nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 phải kể đến những bước phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế trang trại. Tại thời điểm 1/7/2016, có 33,5 nghìn trang trại nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 67,2% so với năm 2011, bình quân mỗi năm tăng 10,8%. Số trang trại nêu trên đã sử dụng 175,8 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 13,5% so với năm 2011. Tính ra bình quân mỗi năm tăng 7,4%.

Ngoài việc tạo việc làm cho hàng vạn lao động, các trang trại còn sản xuất ra một khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Tổng giá trị nông, lâm, thủy sản theo giá hiện hành thu được trong 12 tháng trước thời điểm 1/7/2016 đạt 92,3 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần năm 2011; giá trị sản phẩm, dịch vụ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần. Nếu loại trừ yếu tố giá thì giá trị thu từ nông, lâm, thủy sản bán ra đạt 91,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,4 lần.

Song còn nhiều nỗi lo

Trong những năm qua, mặc dù sản xuất được cơ cấu lại theo hướng mở rộng quy mô, nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến. Số doanh nghiệp và hợp tác xã tăng và số hộ liên tục giảm, nhưng đến nay hộ vẫn là đơn vị sản xuất cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn. Trong tổng số 9,29 triệu đơn vị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản có tại thời điểm 1/7/2016, số hộ chiếm 99,89%; số doanh nghiệp chỉ chiếm 0,04% và số hợp tác xã chiếm 0,07%.

Đồng thời, việc đầu tư và ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa sản xuất còn hạn chế. Hình thức sử dụng nhà lưới, nhà kính, nhà màng nuôi trồng cây con chỉ chiếm 3,6% tổng số xã, với diện tích chiếm 0,07% diện tích đất trồng cây hằng năm và đất nuôi trồng thủy sản. Mức độ cơ giới hóa sản xuất thấp, bình quân 100 hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sử dụng 0,03 máy gieo sa; 0,28 máy gặt đập liên hợp; 0,18 máy ấp trứng gia cầm…

Hiệu quả của hầu hết các loại hình tổ chức sản xuất, các ngành, các lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản nhìn chung vẫn thấp. Trong tổng số 3.846 doanh nghiệp nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ có 50,6% có lãi; 9,8% hòa vốn và 39,6% thua lỗ. Trong 6.946 HTX nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có tới 17,3% hòa vốn và 10,1% bị lỗ.

Bên cạnh những thành tựu, tình hình kinh tế - xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và bất cập. Chuyển dịch cơ cấu chậm, có những mặt còn lúng túng, nhất là cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Quy mô sản xuất tuy đã được nâng lên nhưng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến; đầu tư cho nông thôn, nông nghiệp hạn chế.

Ngoài ra, chất lượng lao động thấp cũng đang là trở ngại lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn nói chung và phát triển ngành mới, nghề mới tạo việc làm cho người lao động nói riêng. Trong tổng số 31,02 triệu người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động của khu vực nông thôn năm 2016, có 26,09 triệu người chưa được đào tạo nghề hoặc đào tạo ngắn hạn không được cấp chứng chỉ, chiếm 84,1%, chỉ có 4,92 triệu người được đào tạo có bằng cấp chứng chỉ chuyên môn  từ sơ cấp nghề trở lên, chiếm 15,9%.

Ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhận định, những hạn chế nêu trên đang là thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn và sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Song với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ và các cấp, các ngành, sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân, khó khăn, thách thức đang tồn tại sẽ được xử lý, khắc phục, đưa nông thôn, nông nghiệp nước ta tiếp tục phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

“Cuộc tổng điều tra được tiến hành bắt đầu từ ngày 1-7-2016 có quy mô trên phạm vi cả nước liên quan tới 8.978 xã và 79.898 thôn; gần 16 triệu hộ nông thôn và hơn một triệu hộ thành thị hoạt động nông, lâm nghiệp, diêm dân và thủy sản; gần 33,5 nghìn trang trại và nhiều đơn vị điều tra khác.

Theo đó, trong 5 năm 2011-2016, các cấp, các ngành, từ trung ương đến địa phương đã triển khai có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, nhất là kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ xã có điện tăng từ 99,8% năm 2011 lên 100% năm 2016. Cả nước có 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đưa điện tới tất cả các thôn. Hệ thống cung cấp nước sạch tiếp tục được đầu tư xây dựng. Cùng với việc xây dựng công trình cấp nước, các địa phương còn chú trọng xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung…”

Theo baophapluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập319
  • Hôm nay36,919
  • Tháng hiện tại272,793
  • Tổng lượt truy cập92,650,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây