Học tập đạo đức HCM

Kỳ 1: Làng quê nghèo “khoác áo mới” nhờ thay đổi cơ cấu cây trồng

Thứ ba - 24/07/2018 21:16
Sau khi sáp nhập về Hà Nội, thu nhập của người dân ở địa bàn tỉnh Hà Tây (cũ), 3 xã của huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình và huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) đã tăng đáng kể nhờ các cơ chế chính sách thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp…

Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa đặc trưng không những được bảo tồn mà còn được khôi phục đậm nét hơn.

Lấp lánh những nụ cười bội thu

Theo đánh giá của UBND TP Hà Nội, sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan, Thủ đô tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, diện mạo với những thành tựu to lớn, toàn diện…

Đặc biệt, thông qua việc thực hiện Chương trình số 02 về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân, TP đã ưu tiên, dành nguồn lực lớn đầu tư phát triển cho các huyện ngoại thành.

Đến nay, TP đã có 4 huyện, 294/386 xã (chiếm 76,2%) đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2017 đạt 38 triệu đồng/người/năm, gấp 3 lần so với năm 2008 (13 triệu đồng).

Để “mục sở thị” những số liệu được trình bày trong báo cáo, chúng tôi đã có chuyến thực tế về một số xã của huyện Mê Linh, huyện Thạch Thất. Có trực tiếp đến tận nơi, lắng nghe bà con nông dân chia sẻ chúng tôi mới cảm nhận được sâu sắc niềm vui của bà con sau vụ mùa bội thu thể hiện qua ánh mắt, cụ cười rạng ngời…

Dừng chân ở vườn hồng của Nhà vườn Tài Lý, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, chúng tôi bị hớp hồn bởi vẻ đẹp mê hoặc của các loài hoa hồng Thái Lan, Nhật Bản và nhiều nước khác nhau.

Chủ vườn là anh Phạm Đức Tài phấn khởi chia sẻ: Trước đây vườn nhà anh trồng hoa hồng cắt cành để bán nhưng từ khi được định hướng, hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, gia đình anh cùng nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng hoa chậu, hoa thế.

Chỉ tay khắp vườn đào đang nở rộ, anh Tài cho biết gia đình anh có 6.000m2 trồng hoa giống. Cứ 5 tháng thu hoạch một lứa cây, mỗi năm, vườn hồng đem lại cho gia đình anh thu nhập 300-400 triệu đồng/năm, lợi nhuận tăng 50%-60% so với trồng hoa cắt cành trước kia.

Có được sự khởi sắc đó theo anh Tài là do “Từ khi xã Mê Linh, huyện Mê Linh sáp nhập về Hà Nội, người làm nông nghiệp chúng tôi đã được TP quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí, cấp cây giống miễn phí, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật. Đến nay hoa giống ở vườn của tôi xuất đi thị trường cả nước, khách buôn lấy bán khắp, thậm chí vào cả TP HCM”.

Rời xã Mê Linh, chúng tôi lạc vào khu vườn yên tĩnh, rợp bóng mát của gia đình chị Hoàng Thị Thành, thôn Phù Trì, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh. Với 200 gốc bưởi, hơn 1.000 gốc cam, gia đình chị Thành đã làm giàu từ nông nghiệp và trên mảnh đất quê hương.

Không giấu được niềm vui của vụ mùa bội thu, ánh mắt chị Thành lấp lánh khi kể về quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng: Trước năm 2008 gia đình tôi chưa trồng bưởi mà mới chuyển sang được mấy năm gần đây.

Nhờ cơ chế chính sách ưu đãi của TP nên thu nhập của nhà tôi cao gấp nhiều lần. Khi chưa về Hà Nội thu nhập chỉ 200-300 triệu đồng/năm thì những năm gần đây tăng đáng kể, như vụ mùa năm vừa qua thu nhập cả tỷ đồng.

“Thu nhập cao hơn, tôi đã có điều kiện xây nhà, sắm sửa đồ dùng trong nhà, thay đồ mới hơn và mua ô tô làm phương tiện. Trước kia thu nhập thấp thì đời sống không bằng bây giờ, có kinh tế hơn thì tôi cũng tạo điều kiện cho con học hành.

Không chỉ gia đình tôi mà cả hàng xóm xung quanh cũng có điều kiện kinh tế ngày càng phát triển. Đường làng ngõ xóm sạch sẽ, bà con tiến bộ nhiều”, chị Thành hồ hởi.

Chia sẻ về những đổi thay trên quê hương, ông Lê Xuân Trường, Phó bí thư, Chủ tịch UBND Xã Kim Hoa cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được sự hỗ trợ của TP và huyện, xã Kim Hoa đã xây dựng những mô hình trồng cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao như cam, bưởi, phật thủ, đào, quất…;

Đồng thời vận động người dân mạnh dạn đầu tư, vươn lên thoát nghèo. Sau 10 năm sáp nhập về Hà Nội, thu nhập bình quân đầu người của xã đã đạt 35 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 3,5 lần so với trước năm 2008.

Với những hộ đang trồng mô hình cam canh, bưởi diễn, phật thủ, hoa cây cảnh thì thu nhập 500-600 triệu đồng/năm, gấp 50 lần so với trồng lúa. Đặc biệt, sự phát triển kinh tế đã đưa các hộ trong xã thoát nghèo. Trước năm 2008, xã Kim Hoa có hơn 20% hộ nghèo, người dân chủ yếu trồng lúa, rau màu cho năng suất thấp thì nay, tỷ lệ hộ nghèo ở địa bàn giảm còn 2%.

ky 1 lang que ngheo khoac ao moi nho thay doi co cau cay trong
Vụ vừa qua gia đình chị Hoàng Thị Thành đã thu về bạc tỷ từ việc trồng cam, bưởi (Ảnh:T.A)

Làm giàu nhờ nhiều chính sách ưu đãi

Đối với huyện trước khi về với Hà Nội là địa bàn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, hạ tầng yếu kém nhưng trong 10 năm qua, huyện Mê Linh đã từng bước phát triển, trở thành một huyện chủ lực ở cửa ngõ phía bắc Thủ đô.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Hà, Trưởng Phòng kinh tế huyện Mê Linh cho biết: Sau 10 năm sáp nhập kinh tế nông nghiệp của huyện có sự phát triển nổi bật. Trước đây manh mún nay thực hiện xây dựng nông thôn mới đã dồn điền đổi thửa, các hộ dân có 1-2 thửa lớn, thuận tiện áp dụng cơ giới hóa phát triển sản xuất, đời sống nâng cao.

Đến nay huyện Mê Linh có nhiều vùng chuyên canh lớn và nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn. Ngoài tổng diện tích gieo trồng và sản lượng rau lớn nhất TP, huyện còn có một số vùng chuyên canh trồng hoa với diện tích hơn 1.400 ha.

Đánh giá về những điều người dân được hưởng lợi sau khi sáp nhập về với Hà Nội, ông Nguyễn Xuân Thể, ở thôn Phù Trì, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh với vai trò vừa là người nông dân tham gia canh tác, vừa là bí thư chi bộ thôn bày tỏ: Sau 10 năm về với Hà Nội tôi thấy mọi chủ trương chính sách của Hà Nội ưu ái hơn.

Các vấn đề về đời sống sinh hoạt của người dân trong 10 năm qua cũng có thay đổi khởi sắc-nhất là chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chương trình 02 của Thành ủy về dồn ghép ruộng đất là đòn bẩy để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung mọi chủ trương chính sách đáp ứng được lòng dân nên thúc đẩy người dân tự chủ sản xuất kinh doanh; đời sống sinh hoạt của người dân chuyển biến rõ rệt, những hộ nghèo, đối tượng chính sách, người có công, cao tuổi được quan tâm hơn. Nhìn chung là có sự khởi sắc rõ rệt.

Để cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của TP phải kể đến vai trò của chính quyền các cấp huyện, xã.

Nói về về các cơ chế chính sách tạo điều kiện cho người nông dân làm giàu được từ ruộng đồng, ông Tạ Quang Thái, Chủ tịch UBND xã Mê Linh, huyện Mê Linh cho biết: UBND xã luôn khuyến khích người dân tự chuyển đổi việc trồng lúa, các giống cây không hiệu quả sang trồng hoa.

Đặc biệt sau khi sáp nhập về Hà Nội, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của TP và huyện về nguồn vốn phát triển kinh tế, thu nhập của người dân đã từng bước được nâng cao.

Hiện trên địa bàn xã đã có 60 hộ sản xuất hoa hồng thế với diện tích 12ha, quy mô khoảng 1.050.000 chậu với chủng loại phong phú.

Nếu như trước đây, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 15-20 triệu đồng/người/năm thì hiện nay mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã đã tăng lên 39 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn rất ít.

Cùng với đó các hoạt động văn hóa thể thao, văn hóa tâm linh rất phát triển, đời sống tính thần của nhân dân được cải thiện nhiều…

Sự “thay da đổi thịt” của các làng quê vốn nghèo khó trước đây đã tạo nên những bất ngờ. Sự đổi thay ấy có được một phần nhờ cơ chế chính sách thuận lợi và cũng nhờ sự chủ động, sáng tạo của người dân.

Cùng với tập trung phát triển nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, tùy theo thực tế từng địa bàn mà việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế linh hoạt, tạo nên sự phát triển toàn diện, đầy khởi sắc cho bức tranh kinh tế Thủ đô…

(Còn nữa)

Tác giả bài viết: Thịnh An

Nguồn tin: phapluatxahoi.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập188
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại189,517
  • Tổng lượt truy cập90,252,910
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây