Học tập đạo đức HCM

Kỳ công lão nông người Thái làm “hay nửng khẩu” bằng nan tre

Thứ tư - 09/05/2018 21:01
Từ xưa, chõ đồ xôi hay còn gọi là “hay nửng khẩu” là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt của đồng bào người Thái, Khơ Mú, Xinh Mun, Lào... Nghề làm chõ lâu nay là một nét đặc trưng của bà con nhiều dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Chõ đồ xôi vốn được làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: Đất sét, gỗ... nhưng làm chõ đồ xôi bằng nan tre thì không hề đơn giản. Người đan chõ phải là những người có tay nghề khéo léo, kinh nghiệm lâu năm mới có thể làm được những chiếc chõ đồ xôi bền chắc, đẹp.

Trước đây, chõ thường được bà con vùng cao làm bằng gỗ đục thông hai đầu nhưng do rừng bị phá nhiều nên gỗ làm chõ ngày một ít đi, người Thái đã chuyển sang làm chõ bằng nan tre để thay thế.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 1

Chõ dùng để xôi cơm nếp, là vật dụng không thể thiếu trong sinh hoạt gia đình của đồng bào dân tộc Thái.

Ông Lò Văn Song, năm nay gần 70 tuổi, người dân tộc Thái ở bản Ca (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La), là một trong ít người biết đan chõ đồ xôi trong bản, chia sẻ: Bây giờ, chõ đồ xôi của người Thái chủ yếu làm bằng nan tre, tuy độ bền không thể bằng chõ gỗ nhưng xôi cơm rất ngon, cơm chín đều không kém gì chõ gỗ.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 2

Tre dùng để đan chõ phải là cây tre già có tuổi thọ lâu năm, khi đan chõ mới bền và chắc

Nói về xuất xứ của chõ đồ xôi, ông Song bảo rằng: Trong đời sống sinh hoạt của Thái Sơn La nói riêng và người Thái Tây Bắc nói chung, hầu như trong gia đình nào cũng có chõ đồ xôi dùng để xôi cơm. Trong văn hóa ăn, người Thái thường ăn xôi thay cho cơm tẻ. Do đặc thù sống ở những nơi có địa hình đồi núi, làm nương rẫy tít trên các sườn núi cao, phải đi đường đèo dốc cả giờ đồng hồ mới tới nơi nên người Thái hay mang theo cơm xôi theo để ăn và nghỉ qua trưa trên nương đến cuối ngày mới về nhà. Văn hóa ăn cơm xôi của người Thái có từ đó, vì cơm xôi giữa được lâu mà không bị hỏng.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 3

Những khúc cật tre được chẻ ra thành những chiếc nan nhỏ, mỏng để đan chõ

Gắn với văn hóa ăn xôi là dụng cụ đồ xôi của người Thái được làm rất cầu kỳ. Trước đây chõ đồ xôi được làm bằng gỗ, phải dùng đến rìu sắt đục đẽo vài ngày mới xong. Ngày nay, khi rừng bị phá ngày một nhiều, loại gỗ làm chõ ngày một hiếm, nên nhiều gia đình đã chuyển sang dùng chõ đan bằng nan tre, vừa đơn giản lại vừa tiện lợi.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 4

Theo ông Song, chõ làm bằng nan tre có 2 lớp (một lớp ngoài và một lớp trong), cả 2 lớp được đan song song rồi luồn ghép lại thành một để tăng độ dày. Giữa 2 lớp nẹp thệm một tấm giấy bóng hoặc nhựa để giữ nhiệt độ trong chõ luôn được đều khi đồ xôi, phần miệng chõ có kích thước 15 – 20cm, phần đáy là 8 – 10cm, chiều cao 20 – 25 cm tùy loại. Sau khi đan xong thì lấy mốt nan bịt lại phần đáy chõ.

Cây tre để làm chõ cũng được chọn rất kỹ, phải là những cây tre già, cứng, tuổi từ 2 năm trở lên, thân to, gióng dài. Đặc biệt không được lấy những cây tre cụt ngọn hoặc tre non, loại tre này thân giòn dễ bị gẫy và héo.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 5

Chõ đồ xôi sau khi đan xong trông rất đẹp

Khâu đan là khâu quan trọng nhất, phải vắt và se từng chiếc nan lại với nhau cho thật khít, không để có lỗ hở. Trung bình cứ 5 gióng tre đan được 2 chiếc chõ đồ xôi.

Ông Song nói rằng, chăm chỉ đan thì mỗi ngày làm được 1 – 2 chiếc, đem bán mỗi chiếc có giá từ 60.000 đồng – 70.000 đồng, loại to giá cao hơn tùy theo người đặt mua.

 ky cong lao nong nguoi thai lam “hay nung khau” bang nan tre hinh anh 6

Những chiếc chõ đồ xôi đan bằng nan tre chất lượng không kém chõ bằng gỗ

Theo Quốc Định/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập657
  • Hôm nay82,175
  • Tháng hiện tại818,285
  • Tổng lượt truy cập93,195,949
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây