Học tập đạo đức HCM

“Kỹ sư chân đất” giàu sáng tạo

Chủ nhật - 06/12/2015 09:40
Chỉ học lớp "bình dân học vụ" từ thời kháng chiến để xóa mù chữ, nhưng 30 năm qua, ông Đinh Công Viên (ở xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, Hà Nam) đã tự nghiên cứu, sáng chế ra hàng loạt máy phục vụ nông nghiệp. Nhiều người dân yêu mến gọi ông là “kỹ sư chân đất”.

Ông Đinh Công Viên bên chiếc máy “5 trong 1” của mình. Ảnh: Phong Anh

Cơ duyên ông đến với những sáng chế của mình xuất phát từ những tháng năm cùng vợ, con “bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Cảm thông với khó nhọc của người nông dân, ông ấp ủ ý tưởng làm một điều gì để giảm mồ hôi, công sức cho bà con. Sau bao lần trăn trở, năm 1988, ông bắt đầu sáng chế máy tách ngô từ chiếc máy tuốt lúa đạp chân của gia đình. Chiếc máy ra đời không được như mong đợi, ông phải chịu áp lực từ gia đình, hàng xóm. Không nản lòng, sau hơn 1 năm miệt mài nghiên cứu, chiếc máy tách ngô do ông sáng chế đã hoạt động tốt; mỗi giờ có thể tách được hơn 5 tạ ngô, tương đương với 15 người bóc bằng tay cả ngày lẫn đêm. Khi đã có thành công ban đầu, được mọi người ghi nhận, ông Viên như được tiếp thêm sức mạnh, tiếp tục nghiên cứu thêm nhiều chức năng khác trên cùng một máy tách ngô. Cứ như vậy miệt mài sau nhiều năm, đến năm 2004, lão nông Đinh Công Viên cho ra đời chiếc máy đa năng "4 trong 1" (tách ngô, vò đậu tương, tuốt lúa, tuốt lạc). Máy có thể tuốt được 3 sào lúa hay 3 sào đậu chỉ trong 1 giờ, gấp hơn 20 lần lao động thủ công. Đến lúc này, người trong thôn, ngoài xóm ai nấy đều công nhận tài năng, đặc biệt là nể phục sự kiên trì của ông.

Đến đầu năm 2010, ông Viên lại tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện thêm một chức năng nữa của máy, đó là vò đậu xanh. Chiếc máy "5 trong 1" ra đời mới thực sự khiến ông hài lòng. Ông Viên tâm sự: "Đến giờ, tôi bằng lòng với thành quả này; nếu sức khỏe cho phép, tôi lại nghiên cứu tiếp".

Cùng với việc sáng chế ra chiếc máy "5 trong 1", ông Viên còn tạo ra 7 loại máy phục vụ cho nông nghiệp như máy băm, thái thức ăn cho gia súc, máy nghiền bột, máy vừa gieo hạt đậu tương vừa cày bừa, vun xới. Đặc biệt, các loại máy ông sản xuất giá chỉ từ 500 nghìn đến 3 triệu đồng, phù hợp với điều kiện của các gia đình nông thôn.

Theo QDND

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập118
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm105
  • Hôm nay70,701
  • Tháng hiện tại901,428
  • Tổng lượt truy cập92,075,157
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây