Học tập đạo đức HCM

Lãi 30 triệu đồng/tháng nhờ biệt tài hô biến “rác” thành phân bón

Thứ tư - 03/05/2017 06:25
Là hộ có quy mô nuôi lợn lớn nhất xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, ông Tạ Đình Căn cũng gặp vô vàn khó khăn trong bối cảnh giá lợn xuống quá thấp như hiện nay. Nhằm tăng thu nhập, duy trì đàn lợn, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ông Căn đã xử lý chất thải đàn lợn thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Trang trại nuôi lợn của ông Căn nằm cách xa khu dân cư, được đầu tư bài bản và khép kín. Nhiều năm nay, ông nhận nuôi lợn gia công cho các công ty lớn. Theo ông Căn, hình thức nuôi gia công này, phía công ty cung ứng giống, thuốc thú y, thức ăn và bao tiêu đầu ra cho sản phẩm. Trang trại của ông Căn thường xuyên duy trì hơn 4.000 con lợn/lứa, năm 2,5 lứa với giá nuôi gia công 5.000 đồng/kg lợn hơi. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do phân lợn thải ra, ông Căn xây dựng hầm khí biogas với thể tích gần 4.000 m3 để tận dụng khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt, vừa hạn chế dịch bệnh cho đàn lợn.

 lai 30 trieu dong/thang nho biet tai ho bien “rac” thanh phan bon hinh anh 1

Ông Căn đầu tư máy nghiền nhỏ nguyên liệu để dễ dàng ủ phân. Theo ông Căn, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay.

Cùng với nuôi lợn, ông Căn còn đầu tư trang trại trồng nấm với diện tích lên tới 1.500 m2. Bình quân, mỗi năm ông Căn trồng khoảng 10 vạn bịch nấm rơm, 2 vạn bịch mộc nhĩ và 1 vạn bịch linh chi. Từ trồng nấm ông Căn có thu nhập 300 triệu đồng/năm.

 lai 30 trieu dong/thang nho biet tai ho bien “rac” thanh phan bon hinh anh 2

Hiện, bình quân mỗi ngày ông Căn sản xuất hơn 2 tấn phân hữu cơ vi sinh.

Điểm đáng chú ý, từ năm 2014, ông đã tận dụng triệt để bã thải biogas chăn nuôi lợn, bã thải từ làm nấm và các phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp như rơm, rạ… đem ủ cùng với các chế phẩm sinh học để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Hiện, bình quân mỗi ngày ông Căn sản xuất hơn 2 tấn phân hữu cơ vi sinh, với giá hơn 1.000 đồng/kg, gia đình ông có doanh thu 3 triệu đồng/ngày, trừ hết chi phí còn lãi 1 triệu đồng/ngày.

“Phân hữu cơ sinh học rất tốt cho cây trồng, có tác dụng làm tơi xốp, giữ độ ẩm cho đất. Ngoài ra, việc thường xuyên sử dụng phân bón hữu cơ thay cho phân hóa học còn giúp tăng năng suất cây trồng, giảm chi phí đầu tư, nông sản làm ra cũng an toàn”, ông Căn nhấn mạnh.

 lai 30 trieu dong/thang nho biet tai ho bien “rac” thanh phan bon hinh anh 3

Ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Sau khi ủ xong, bà con nên che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong.

Ông Căn thổ lộ, trong bối cảnh giá lợn hơi giảm và dư thừa như hiện nay, thì lợi nhuận từ việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải đàn lợn đang là giải pháp “cứu cánh” cho gia đình ông duy trì đàn lợn. “Tuy nuôi gia công được phía công ty hỗ trợ đầu vào, bao tiêu đầu ra, nhưng đàn lợn dư thừa nhiều, phía công ty họ cũng đến thu mua chậm. Trong khi đó, đàn lợn nuôi đến 1 thời điểm là không tăng cân, càng nuôi chỉ càng tốn tiền thức ăn (phía công ty quy định chỉ hỗ trợ 2,6 tạ cám/1 tạ lợn hơi, vượt ngoài ngưỡng đó, hộ nuôi gia công phải chịu tiền thức ăn cho lợn)”, ông Căn phân tích.

 lai 30 trieu dong/thang nho biet tai ho bien “rac” thanh phan bon hinh anh 4

 Lợi nhuận từ việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ chất thải đàn lợn đang là giải pháp “cứu cánh” cho gia đình ông Căn duy trì đàn lợn.

Chia sẻ kinh nghiệm làm phân hữu cơ vi sinh ông Căn cho biết, việc tự ủ phân vi sinh hữu cơ từ các nguyên liệu có sẵn là vô dùng đơn giản và dễ thực hiện. Bà con chỉ cần phối trộn các nguyên liệu dùng để ủ phân (phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cỏ, trấu, phân gia súc, gia cầm, bã thải từ các hầm biogas) với các chế phẩm vi sinh EM 1 và rỉ mật đường theo tỷ lệ nhất định.

“Với nguyên liệu để ủ phân thì kích thước càng nhỏ càng tốt, nguyên liệu có kích thước lớn hơn 20 cm thì cần chặt ngắn khoảng 1 gang tay. Sau khi ủ xong, bà con nên che đậy đống ủ bằng bạt hoặc nilong. Bên canh đó, nơi ủ phân phải có mái che chắn cẩn thận.Thời gian ủ xong khoảng 45 ngày, trong thời gian này bà con nên kiểm tra, đảo trộn 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày”, ông Căn lưu ý. 

Theo Đức Thịnh/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay28,171
  • Tháng hiện tại221,264
  • Tổng lượt truy cập92,598,928
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây