Học tập đạo đức HCM

Làm giàu khác người: Chuyện về “ông trùm" cây "tỷ đô” ở xứ Lạng

Thứ năm - 11/10/2018 21:29
Là người duy nhất, tiên phong tái khẳng định hiệu quả và tính phù hợp của cây Mắc ca-cây tỷ đô đối với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh Lạng Sơn, ông Lục Văn Bằng (1962) quê huyện Tràng Định đã phải mất hơn 6 năm nghiên cứu, tìm tòi, khảo sát thực tế và tiến hành trồng thử nghiệm đến nay đã thành công. Rừng Mắc ca ông Bằng trồng đã cho thu hoạch trĩu quả.

Tính chuyện về già…bằng cây tỷ đô

Tiếp chúng tôi tại Công ty CP Mắc ca và Sa chi Lạng Sơn mới được thành lập vào tháng 5.2018, ông Bằng luôn tất bật với những cuộc điện thoại đặt sản phẩm hạt mắc ca, sa chi, mua cây giống, phân bón…

Dẫn chúng tôi thăm khu vườn ươm hơn 2 vạn cây mắc ca đang vươn chồi xanh tốt, ông kể về cơ duyên gắn với loại cây đặc biệt này. “Tình cờ mấy ông bạn chơi với nhau ngồi uống trà tâm sự, tự dưng bạn hỏi tôi ông cứ làm mãi cái ngành xây dựng đó à?. Phải tính dần cho tuổi già đi…”.

Chỉ từ câu nói bâng quơ của người bạn khiến tôi bắt đầu suy nghĩ về tương lai, khi ông bắt đầu già đi. “Lúc đó già rồi đâu còn sức mà đi làm công trình, phải tìm một hướng đi khác. Phát triển một loại cây trồng nào đó có hiệu quả kinh tế cao, có tính lâu dài, ít sâu bệnh…", ông Bằng nhớ lại.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 1

Vườn ươm cây giống hơn 2 vạn cây mắc ca phát triển xanh tốt được ông Bằng thường xuyên kiểm tra sâu bệnh và chăm sóc.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 2

Nói là làm, người đàn ông hơn 50 tuổi là ông Bằng bắt đầu chuỗi ngày nghiên cứu, tìm hiểu về tất cả các loại cây đặc trưng của địa phương, sau đó xem trên cả nước xem cây nào có thể đáp ứng được những tiêu chí ông đã vạch ra. Và cuối cùng sau 3 năm nghiên cứu, ông quyết định gắn bó tuổi già của mình với cây mắc ca vì những ưu điểm vượt trội và tính phù hợp của nó.

Ông Bằng nhớ lại: “Tôi đã đi hầu hết tất cả các vườn mắc ca ở miền Bắc được và những vườn Nhà nước trồng thử nghiệm (Dự án trồng khảo nghiệm năm 2003) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như huyện:Tràng Định, Bình Gia, Chi Lăng… Thời điểm đó cây mắc ca tại các vườn đều đã trên 8-10 tuổi nhưng còi cọc vì không được chăm sóc nhưng cây đều cho quả mỗi năm”.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 3

Công nhân đang tất bật đóng bầu ươm cây giống tại vườn cây.

Điều đặc biệt nữa đó là qua quá trình tìm hiểu từ sách báo, tài liệu nước ngoài (Úc).., được sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia đầu ngành về cây mắc ca, ông Bằng nắm bắt được điều kiện thời tiết, khí hậu, biên độ nhiệt phù hợp để phát triển loại cây này.

“Mắc ca là loại cây không chịu được gió bão, úng ngập thích hợp trồng ở vùng có biên độ nhiệt  16-32 độ C, nhiệt độ vào các tháng 11, 12 phải dưới 22 độ C thì sang tháng 2 cây mới có thể ra hoa. Vì vậy không phải vùng nào cũng trồng được loại cây đặc biệt này. Lạng Sơn được thiên nhiên ưu đãi có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp cho sự phát triển của cây mắc ca đặc biệt ở các huyện Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia…”

Sau 3 năm tìm tòi và tâm huyết, tháng 11.2014 ông quyết định mua lại hơn 300 cây giống mắc ca bố mẹ tại các vườn được nhà nước trồng thử nghiệm trước đó (phải tách tỉa vì trồng quá dày) với giá 8 triệu đồng/cây. “Trồng được 2 năm,  hơn 300 cây mắc ca phát triển rất tốt, có cây cao đến 6m, chứng tỏ mình cũng khá mát tay trong chăm cây tỷ đô này”, ông Bằng cười đùa.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 4

Mắc ca sau khi được ông Bằng trồng tại vườn phát triển rất tốt, sau 3 năm là bắt đầu cho bói quả cho thấy tính phù hợp của loại cây này đối với khí hậu Lạng Sơn.

Năm 2015, ông bắt đầu trồng những cây con đầu tiên do chính ông ghép tạo ra. Sau 3 năm trồng 7ha vườn mắc ca của ông bắt đầu cho thu hoach hơn 3 tấn quả sai trĩu cành. Trước đó nhiều ngành chức năng đã có những đánh giá cho rằng cây mắc ca không phù hợp trồng ở Lạng Sơn nhưng chính những thành quả bước đầu ông Bằng đạt được đã tái khẳng định tính phù hợp của loại cây này đối với khí hậu và thổ nhưỡng của tỉnh biên giới như Lạng Sơn.

Mô hình trồng mắc ca liên kết theo chuỗi khép kín

“Với hơn 30 giống mắc ca, phải mất 6-7 năm thử nghiệm tôi mới chọn ra được 8 giống mắc ca phù hợp với điều kiện khí hậu Lạng Sơn”, Bằng ông nói.

Nhận thấy tính phù hợp và hiệu quả, công ty của ông đã liên kết cùng nông dân mở rộng diện tích mắc ca. Đến nay vùng nguyên liệu mắc ca, sa chi của công ty trên toàn tỉnh đạt khoảng 140 ha. Riêng cây mắc ca có diện tích 100 ha, trong đó 40 ha đang cho quả, 60 ha đang được chăm sóc. Riêng công ty hiện nay đã trồng hơn 7ha bắt đầu cho thu hoạch. Còn lại 40 ha sachi đã cho thu hoạch.

Diện tích trồng cây mắc ca được mở rộng, sản lượng bắt đầu ổn định đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng một chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.  Vì vậy, tháng 5.2018, Công ty Cổ phần mắc ca và sa chi Lạng Sơn được thành lập. Hiện công ty có mặt bằng trên 3.000 m2, trong đó hơn 1.000m2 xưởng chế biến quy mô xưởng 150 tấn hạt thô/năm, 2.000 m2 vườn ươm cây giống. Bên cạnh cung cấp cây giống, công ty còn trực tiếp cung cấp cho nông dân toàn bộ quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc 2 cây trồng này; chia sẻ kinh nghiệm khi nông dân có thắc mắc trong quá trình trồng, chăm sóc.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 5

Quả mắc ca được công ty ông Bằng thu mua, sau đó chế biến, đóng gói với bao bì nhãn mác rõ ràng.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 6

Một kg mắc ca nhân đã qua chế biến có giá 1 triệu/kg.

“Mất gần 3 năm mới có thể có một cây giống mắc ca cung cấp ra thị trường với giá 70 nghìn/cây. Hạt ươm nảy mầm chăm sóc trong khoảng 2 năm mới bắt đầu ghép cành. Mất thêm 8 tháng để cây phát triển và mọc chồi khoảng 30cm mới đảm bảo cây giống tốt, khỏe và tỉ lệ sống cao”, ông Bằng lý giải.

Khác với nhiều loại nông sản, người nông dân, doanh nghiệp rất khó khăn trong khâu tìm kiếm thị trường tiêu thụ, nhưng riêng các sản phẩm mắc ca sấy nứt, mắc ca nhân, sa chi nguyên vị ngay khi có mặt trên thị trường đã được người tiêu dùng đón nhận qua các đối tác từ các tỉnh, TP lớn như: Lạng Sơn, TP HCM, Đà Nẵng,..

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 7

Công nhân tại xưởng chế biến đang tách vỏ hạt mắc ca.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 8

 

Theo ông Bằng, nhu cầu thị trường quá lớn trong khi vùng sản xuất nguyên liệu sản lượng còn thấp, hiện công ty chỉ cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước. Giá thu mua mắc ca với nông dân luôn ổn định từ 70.000 – 80.000 đồng/kg hạt tươi.

“Hạt mắc ca có công dụng vô cùng tuyệt vời nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Cầu tăng nhanh nhưng cung chưa thể đáp ứng được, vì không phải vùng nào cũng trồng được loại cây này. Sau 30 năm nữa nếu khoa học phát triển vượt bậc, vùng nào cũng có thể trồng được loại cây này thì lúc đó mới phải lo về đầu ra sản phẩm”, ông nhận định.

 lam giau khac nguoi: chuyen ve “ong trum' cay 'ty do” o xu lang hinh anh 9

Sản phẩm hạt mắc ca của ông Bằng được khách hàng đón nhận và có nhiều đơn đặt hàng với các đối tác lớn tại TP.HCM, Đà Nẵng..

Nghiên cứu cung cấp giống đầu dòng tốt cho người dân, bao tiêu toàn bộ sản phẩm, chế biến hạt, đóng gói để đưa đến tay người tiêu dùng công ty ông đang xây dựng chuỗi liên kết nhà khoa học, nhà nông và doanh nghiệp.

Ông Bằng cho hay, “Cây giống tốt, quả đạt chất lượng, sản phẩm thu mua đầu vào của công ty đảm bảo, từ đó sản phẩm hạt mác ca đưa ra thị trường luôn đạt chất lượng cao. Hiện tại hạt đã bóc vỏ, có thể sử dụng luôn đang được bán với giá 1 triệu/kg; 320.000 đồng/kg hạt đã sấy chín nhưng chưa bóc vỏ”.

Nói về dự định sắp tới, ông hào hứng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu trong tỉnh và một số tỉnh lân cận nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

Tác giả bài viết: Chang Liễu

Nguồn tin: danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập492
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại791,653
  • Tổng lượt truy cập93,169,317
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây