Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ chăn nuôi động vật hoang dã

Thứ ba - 10/11/2015 10:20
Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, những năm gần đây, nhiều loài động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm đã được nông dân chăn nuôi thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Song, để nhân rộng các mô hình này, nông dân cần được hỗ trợ nhiều yếu tố như: con giống, vốn, kỹ thuật chăn nuôi…

Trang trại chăn nuôi heo rừng của anh Nguyễn Minh Hưng (TP. Bạc Liêu). Ảnh: P.Đ

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, toàn tỉnh có 1.975 cơ sở gây nuôi ĐVHD với 241.888  cá thể các loại. Trong đó có nhiều loài động vật quý hiếm như rắn hổ mang, kỳ đà vân, rùa núi vàng, rùa đất lớn, cua đinh, chồn hương, công Ấn Độ, gấu ngựa… Phần lớn nông dân đầu tư chuồng trại, chăn nuôi động vật hoang dã theo kiểu tự phát.

Nhiều nông dân phát triển kinh tế theo hướng nuôi các loài ĐVHD là do giá trị thương phẩm cao. Anh Nguyễn Minh Hưng (phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu), chủ trang trại chăn nuôi heo rừng, cho biết: “Tôi chỉ có 1ha đất nông nghiệp nên việc nuôi tôm cho thu nhập không cao. Từ đó tôi chuyển hướng qua chăn nuôi heo rừng. Trên bờ vuông, tôi trồng 2.000m2 khoai lang để lấy lá cho heo ăn. Qua 3 năm thực hiện mô hình, giờ đây tôi có tổng đàn hơn 50 con heo rừng. Thịt heo rừng có giá trên 125.000/kg, lãi cao hơn so với nuôi các giống heo truyền thống”.

Bên cạnh thịt heo rừng có giá trị kinh tế cao, phần lớn các loài ĐVHD tương đối dễ nuôi. Nông dân có thể tận dụng các nguồn phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho chúng.

Theo nhiều người chăn nuôi ĐVHD, để phát triển hướng chăn nuôi này, Nhà nước cần hỗ trợ người nuôi, nhất là khâu con giống. Bởi, ngay cả những đối tượng nuôi thông thường như: rắn, nhím, chim le le… việc phát triển đàn đã gặp nhiều khó khăn, chứ chưa kể đến các loài quý hiếm khác.

Còn về kỹ thuật nuôi và phòng bệnh, anh Nguyễn Văn Huỳnh (người nuôi thỏ ở xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình), cho rằng: “Những năm tới, chăn nuôi ĐVHD sẽ trở nên phổ biến. Vì vậy, nông dân rất cần hỗ trợ về kỹ thuật nuôi và cách phòng bệnh của ngành Nông nghiệp. Hiện nay, phần lớn nguồn giống do người nuôi tự sản xuất, khi vật nuôi bị bệnh cũng tự tìm thuốc chạy chữa. Do đó việc mở rộng quy mô sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn”.

Ưu thế của các mô hình chăn nuôi ĐVHD mở ra cho nông dân cơ hội làm giàu với các đối tượng nuôi mới. Song, việc làm này cũng đặt ra cho ngành Nông nghiệp tỉnh nhiều thử thách. Theo ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh: “Chi cục Kiểm lâm tỉnh thường xuyên kiểm tra việc quản lý hồ sơ, sổ sách có liên quan đến công tác gây nuôi ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, ĐVHD thông thường. Hàng tháng, các đơn vị được phân cấp quản lý có báo cáo diễn biến số lượng vật nuôi, thông qua việc theo dõi đăng ký gây nuôi và xuất bán ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm. Khó khăn lớn nhất của chúng ta hiện nay là chưa có cơ quan kiểm dịch ĐVHD, chưa tổ chức tập huấn về quản lý các loài ĐVHD cho các cơ quan quản lý, và chưa có đủ tài liệu, đầu sách nhận biết các loài ĐVHD. Bên cạnh đó, các chính sách về đầu tư vốn, định hướng bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ thiệt hại khi có thiên tai, dịch bệnh cho người nuôi ĐVHD còn hạn chế. Nông dân gây nuôi một số loài động vật không nằm trong danh mục cũng phần nào gây khó khăn cho cơ quan quản lý”.

Trước sự phát triển ồ ạt trong chăn nuôi các loài ĐVHD, thiết nghĩ ngành Nông nghiệp tỉnh cần sớm có giải pháp quy hoạch các vùng, tiểu vùng chăn nuôi để tạo điều kiện cho nông dân đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, đảm bảo phát triển bền vững.
 

Theo Báo Bạc Liêu

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập443
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm438
  • Hôm nay28,857
  • Tháng hiện tại155,419
  • Tổng lượt truy cập85,062,455
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây