Học tập đạo đức HCM

"Làng miền Tây" khấm khá nhờ nuôi cá lồng bè ở Tây Nguyên

Thứ ba - 07/08/2018 21:38
Được hỗ trợ giống cá, 29 hộ dân trên làng chài tại thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia Hdrai, tỉnh Kon Tum đã biết tận dụng lòng hồ, nuôi cá lồng bè mang lại thu nhập ổn định. Chỉ trong 6 tháng đầu năm, với khoảng 70 lồng cá những hộ dân này đã về 31, 75 tấn cá

Đó là làng chài bị cô lập giữa dòng sông Sê San thuộc xã Ia Tơi (huyện Ia Hđrai, tỉnh Kon Tum). Ngôi làng có 29 hộ dân với hơn 100 nhân khẩu, chủ yếu là những người đến từ miền Tây Nam Bộ như Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang và các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Thừa Thiên – Huế. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi cá lồng bè.

 'lang mien tay' khám khá nhò nuoi cá lòng bè o tay nguyen hinh anh 1

Những lồng cá được người dân bố trí nuôi ngay cạnh nhà để tiện chăm sóc

Theo đó, sau khi nhận thấy nguồn lợi từ lòng hồ Sê San trạm khuyến nông và Sở khoa học công nghệ tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ giống cá cho những hộ dân trên làng chài. Tận dụng được diện tích và nguồn lợi từ lòng hồ thủy điện Sê San, những hộ dân này đã nhanh chóng triển khai mô hình nuôi cá lồng bè và khai thác cá tự nhiên dưới lòng hồ.

Một số loại cá được thả nuôi gồm cá thát lát cườm, cá lóc, cá rô phi, cá trắm…Theo đó, sản lượng cá và số lượng lồng đã tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2017 với 63 lồng sản lượng cá đạt 89,1 tấn, chỉ 6 tháng đầu năm 2018 gần 70 lồng cá đã cho thu về 31,7 tấn.

 'lang mien tay' khám khá nhò nuoi cá lòng bè o tay nguyen hinh anh 2

Trước đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt cá dưới sông của sống khá bấp bênh

Những căn nhà trôi nổi trên sông, được dựng tạm bằng thân cây nứa ghép lại để tiện cho việc di chuyển qua lại trên sông, đến nay đã chuẩn bị chuyển lên bờ sống với những ngôi nhà xây khá khang trang. Thêm vào đó, đời sống kinh tế của nhiều hộ dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập cao hơn và cuộc sống ổn định hơn.

Trò chuyện với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Triều (thôn 7, xã Ia Tơi, huyện Ia Hdrai, Kon Tum) phấn khởi nói: “Tôi nuôi cá lồng bè đã được 3 năm nay, hiện tôi đang có 4 lồng, sản lượng mỗi lồng có thể thu về hơn 1 tấn/năm. Trước đây, khi mới ra làng chài không biết làm gì, chỉ biết sống bằng nghề đánh bắt cá dưới sông.

Theo ông Triều, tuy nhiên, cũng không có để dư giả, cuộc sống khá chật vật nhưng từ khi được tỉnh hỗ trợ giống cá. Gia đình tôi cũng như các hộ dân ở đây bắt đầu triển khai mô hình nuôi cá lồng bè nên kinh tế nay đã ổn định hơn rất nhiều. Cá lồng bè hiện nay đang trở thành nguồn thu chính của người dân nơi đây”.   

 'lang mien tay' khám khá nhò nuoi cá lòng bè o tay nguyen hinh anh 3

Mỗi lồng cá người dân có thể thu về hơn 1 tấn cá/năm

Trao đổi với Dân Việt, ông Chế Hồng Quyền – Chủ tịch xã Ia Tơi cho biết, nhận thấy nguồn lợi dồi dào từ lòng hồ  thủy điện và việc đánh bắt cá dưới hồ chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao nên tỉnh đã hỗ trợ giống cá và kỹ thuật nuôi cá lồng bè cho bà con. Để đảm bảo nguồn đầu ra cho cá và xây dựng thương hiệu cá lòng hồ Sê San, xã hiện đang thành lập hợp tác xã Sê San. Mới đây, trạm khuyến nông tỉnh cũng mới hỗ trợ đến người dân 2 lồng cá cho 2 hộ gia đình. Theo đó, mỗi lồng có thể thu về hơn 1 tấn cá, loại cá đang có giá trị kinh tế cao là cá lăng, cá thát lát cườm, cá lóc…

“Bên cạnh đó, xã cũng đang khuyến khích bà con đẩy mạnh phát triển mảng du lịch trên lòng hồ, gắn các dịch vụ ăn uống ngay trên làng chài. Tìm một số bãi đất trống để trồng thêm các loại rau ăn kèm với cá…Tuy nhiên, tiêu chí được đưa ra là phải đảm bảo vệ sinh an toàn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm”, ông Quyền cho biết thêm.

Theo Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập176
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm153
  • Hôm nay46,643
  • Tháng hiện tại1,012,113
  • Tổng lượt truy cập92,185,842
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây