Làm tốt công tác tham mưu
Ông Lại Văn Bé Chín - Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Tháp cho biết: Ngay sau khi có Chỉ thị 40, đơn vị này đã chủ động làm tốt công tác tham mưu giúp Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ban, ngành có liên quan trong việc ban hành các văn bản, kế hoạch... nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả.
Về phần mình, Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 461 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 40; phân công trong Ban giám đốc và các Phòng nghiệp vụ duy trì thường xuyên công tác tham mưu UBND cấp tỉnh, cấp huyện kiện toàn Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp khi có thay đổi thành viên.
Gia đình chị Nguyễn Thị Tâm ở huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) sử dụng 30 triệu đồng vay từ chương trình hộ mới thoát nghèo để phát triển chăn nuôi dê. ảnh: Hồng Cúc
Sau gần 3 năm thực hiện, Chỉ thị 40 đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét trên địa bàn tỉnh và đạt được nhiều kết quả khả quan. Theo đó, cấp uỷ, chính quyền địa phương đã coi công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trong kế hoạch hoạt động thường xuyên.
UBND tỉnh Đồng Tháp đặc biệt ưu tiên bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để bổ sung vốn cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn. UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn về việc nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn…
Số hộ được vay tăng, nợ quá hạn giảm
Ông Lại Văn Bé khẳng định, bên cạnh việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Ngân hàng CSXH tỉnh Đồng Tháp đã tập trung vào việc củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; rà soát, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ bị rủi ro kịp thời. Bởi vậy, nợ quá hạn đến nay chiếm tỷ lệ 0,41% so với tổng dư nợ, giảm 3,06% so với năm 2016… |
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số 1423/VPCP-KTTH 100% Chủ tịch UBND cấp xã đã được bổ sung vào thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH cấp huyện. Việc này đã góp phần thực hiện tốt hơn công tác quản lý vốn vay tín dụng chính sách...
Theo ông Lại Văn Bé, nhờ có chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn bám sát nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo cụ thể, sát sao nên chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn được nâng cao. Chủ tịch UBND xã đôn đốc các hội, đoàn thể, chỉ đạo trưởng thôn, ấp, tổ dân phố nên tham gia giám sát hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn. Tại các cuộc họp giao ban, các thành viên là chủ tịch xã phải chịu trách nhiệm báo cáo và giải trình những tồn tại về hoạt động tín dụng chính sách thuộc địa bàn quản lý.
Sau gần 3 năm thực hiện Chỉ thị số 40, tổng nguồn vốn của Ngân sách CSXH tỉnh Đồng Tháp hiện đạt 2.654 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn địa phương chuyển bổ sung là 209 tỷ đồng, tăng so với năm 2016 gần 25 tỷ đồng. Tổng dư nợ vốn tín dụng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh hiện đạt 2.686 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng so với năm 2016./.
Theo Hồng Cúc/ Dân Việt
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;