Học tập đạo đức HCM

Lão nông tái chế rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ

Thứ bảy - 03/06/2017 00:53
Nhận thấy nguồn rác thải nông nghiệp hằng ngày thải ra môi trường với số lượng lớn, gây ô nhiễm nếu không được xử lý kịp thời, lão nông Đỗ Xuân (75 tuổi, ở thôn Tân Mỹ, xã Phong Mỹ, Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) đã tìm hiểu, nghiên cứu và “biến” rác thải thành phân bón hữu cơ phục vụ cho sản xuất, tăng năng suất cây trồng...

Vùng gò đồi Phong Mỹ có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp với việc phát triển cây công nghiệp lâu năm nên người dân ở đây đã trồng được hơn 1.400ha cao su. Tuy nhiên, việc bón phân hóa học đã khiến đất đai ngày mỗi cằn cỗi, làm sản lượng mủ của cây “vàng trắng” ngày một giảm đi. 

 
Ông Đỗ Xuân bên bể ủ phân hữu cơ vi sinh từ nguyên liệu rác thải nông nghiệp.

Gia đình ông Xuân trồng được 20ha cây cao su, hằng năm phải chi một khoản tiền lớn để mua phân bón hóa học. Trong lúc đang tìm cách tiết kiệm chi phí phân bón, ông phát hiện có một lượng lớn rác thải nông nghiệp được người dân địa phương thải ra mỗi ngày. Thế là ông nghĩ đến ý tưởng chế tạo phân hữu cơ vi sinh từ rác để bón cho cây cao su thay phân hóa học. 

“Ý tưởng thì có, nhưng chưa biết làm bằng cách nào thì tình cờ vào cuối năm 2011, tôi được dự buổi tập huấn về cách phục hồi đất sản xuất bị suy thoái, qua đó biết được men vi sinh và các chế phẩm sinh học. Tôi đến Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghiệp tỉnh Thừa Thiên - Huế để tìm hiểu về các loại chế phẩm sinh học có thể dùng sản xuất phân hữu cơ vi sinh...”, ông Xuân nhớ lại.

Năm 2014, khi biết ông Xuân ấp ủ thực hiện mô hình tái chế rác thải nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh, dự án nâng cao hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên- Huế đã hỗ trợ gia đình ông 27 triệu đồng cùng một máy xát và trộn rác hữu cơ. 

Ông đầu tư xây dựng 3 bể ủ và 2 kho chứa phân rộng hàng trăm mét vuông. Với những kiến thức tiếp thu được từ sách báo và các chuyên gia, nhà khoa học, ông Xuân bắt tay tạo ra những mẻ phân hữu cơ vi sinh đầu tiên bằng cách ủ theo phương pháp háo khí 3 tháng rồi trộn men vi sinh vào rác để quá trình phân hủy diễn ra nhanh. 

Sau thời gian bón thử nghiệm cho cây cao su, ông Xuân vui mừng khi cây ra lá xanh tốt, mủ đặc và năng suất cao hơn. 

Đưa chúng tôi đi thăm vườn nghệ được trồng trong từng túi nhỏ được xếp thẳng tắp, ông Xuân không giấu được niềm vui, cho biết: “Lúc đầu tôi chỉ nghĩ sản xuất phân hữu cơ vi sinh để dùng bón cho cây cao su thôi. Nhưng mà không ngờ phân này cũng rất hợp với các loại cây như gừng, nghệ, hồ tiêu, cam, quýt trồng ở gò đồi. Chỉ sau một thời gian ngắn bón phân thì cây xanh tốt do phân hữu cơ giúp đất tơi xốp, giữ độ ẩm và chất dinh dưỡng lâu hơn phân hóa học”.

Ngoài tận thu nguồn nguyên liệu rác thải từ nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, các loại thân cây rau, ngô, bịch nấm hết hạn sử dụng lẫn phân gia súc thì ông Xuân còn thuê nhân công đi vớt bèo tây trên các sông để đưa về làm nguyên liệu chế tạo ra phân hữu cơ vi sinh. 

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế, ông Xuân chính là người đầu tiên ứng dụng thành công mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh ở địa bàn tỉnh. 

Ông Nguyễn Hữu Chung, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Mỹ nói rằng, ông Xuân là một trong số nông dân tiêu biểu của xã. Trong 5 năm qua, lượng phân bón hữu cơ do ông Xuân sản xuất đã giúp bà con nông dân giảm được chi phí đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, vì 1 tấn phân hữu cơ chi phí sản xuất khoảng 2 triệu đồng, tương đương với việc sử dụng gần 400kg phân NPK, giá xấp xỉ 4 triệu đồng.

Đặc biệt, trong năm 2016, ông Xuân sản xuất được gần 50 tấn phân hữu cơ từ rác, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn, khi một lượng lớn rác thải nông nghiệp được tận thu tái chế.

“Thiết thực nhất là bảo vệ được đất sản xuất và cây trồng khi hạn chế tối đa sử dụng phân bón hóa học. Vì thế địa phương đánh giá rất cao mô hình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rác của ông Xuân”, ông Chung khẳng định.

Theo Anh Khoa/cand.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay91,989
  • Tháng hiện tại828,099
  • Tổng lượt truy cập93,205,763
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây