Học tập đạo đức HCM

“Liều mình” trồng giống tiêu lạ

Thứ hai - 01/01/2018 21:45
Những năm gần đây, hàng loạt vườn tiêu bạt ngàn xanh tốt trên địa bàn tỉnh Gia Lai bỗng dưng khô queo trắng trụ, đã vậy giá tiêu lại liên tục xuống thấp, chỉ còn từ 72.000 – 75.000 đồng/kg... Ấy vậy mà nhiều hộ nông dân vẫn đang liều mình đặt cược số phận vào giống tiêu lạ (tiêu Srilanka), với giá đắt đỏ từ 105.000 - 115.000 đồng/dây tiêu ác, đắt gấp 3 lần so với giống tiêu thường.

Phá tiêu để… trồng tiêu

Điêu đứng vì vườn tiêu mất mùa mất lẫn giá, những năm qua nhiều hộ dân trên địa bàn Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng đang chồng chất nợ nần. Nhiều hộ quá chán nản với cây tiêu đã phá bỏ để thay bằng giống cây trồng khác. Trái lại, một số hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn đặt niềm tin vào cây hồ tiêu, thay tiêu thường bằng giống tiêu mới có tên tiêu Srilanka.

 “lieu minh” trong giong tieu la hinh anh 1

Ông Long (xã Diên Phú, TP.Pleiku) bên những trụ tiêu Srilanka được ông đánh giá là giống tốt, năng suất vượt trội. Ảnh: T.H

Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu Gia Lai đã lấy một số mẫu để phân tích, đánh giá hàm lượng Piperine (Piperine là alkalonid và là thành phần hóa học củahồ tiêu). Theo đó tổng hàm lượng Piperin theo khối lượng trong hạt tiêu khô trung bình khoảng 4%, nhưng giống tiêu Srilanka chưa đạt đến tiêu chuẩn này.

Được biết, tiêu Srilanka có nguồn gốc từ Thái Lan, có khả năng chịu hạn, năng suất cao hơn gấp 3 lần so với tiêu thường, ngoài ra giống tiêu Srilanka này còn có khả năng chống chịu được sâu bệnh rất tốt.

Ông Nguyễn Văn Long (60 tuổi, trú tại xã Diên Phú, TP. Pleiku), một trong những hộ dân đang “ấp ủ” phát triển giống tiêu mới cho biết: “Giống tiêu Srilanka này là do các anh em đi làm bên Campuchia thấy năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt nên truyền tai nhau. Tôi cũng thử nghiệm 100 trụ và thấy tiêu phát triển nhanh, kháng bệnh tốt nên tôi đã nhanh chóng phát triển lên 1.000 trụ mới”.

Theo ông Long, giống tiêu Srilanka này từ giá cả, cách chăm sóc, thu hái giống hệt tiêu Vĩnh Linh (Quảng Trị). Tuy nhiên tiêu Srilanka phát triển khá nhanh, lá to, nhánh quả dài (từ 18 - 20cm) nên cần được bón phân nhiều hơn để đảm bảo cho cây tiêu phát triển tốt. Điểm đặc biệt ở tiêu Srilanka này là năng suất. Nếu như tiêu thường phát triển tốt nhất sẽ đạt 5-7kg hạt/trụ, thì tiêu Srilanka ở các trụ bình thường đã đạt 17-18kg hạt, sau khi trừ hao đi vẫn đạt gấp 2 lần so với tiêu thường.

Tại xã Diên Phú có trên chục hộ đang thử nghiệm giống tiêu mới này, mỗi hộ từ 100 đến 200 trụ, cùng với 1.100 trụ của ông Long. Chỉ tay về vườn tiêu mới đang phát triển tươi tốt, ông Long phấn khởi nói: “Tiêu phát triển tốt lắm cô. Ban đầu tôi thử nghiệm có 100 trụ thôi, không chăm sóc cứ bỏ đấy mà tiêu cứ thế phát triển không “đòi hỏi” phân tro hay nước nôi gì. Vì là thử nghiệm nên tôi muốn để cho cây tự phát triển xem sao. Thấy tiêu phát triển mạnh, lá to, mầm mới ra cũng gấp đôi mầm tiêu thường nên tôi quyết định phát triển thêm 1.000 trụ giống tiêu mới này hy vọng sẽ cho hiệu quả cao”.

Tiêu mới liệu có mới?

 “lieu minh” trong giong tieu la hinh anh 2

Tiêu Srilanka phát triển khá mạnh, nhanh dài, quả nhiều và lá lớn hơn lá tiêu thường.  Ảnh: T.H

Ông Nguyễn Đức Trọng – Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX sản xuất, thương mại, dịch vụ nông nghiệp Tiêu Chư Sê, cho biết: “Về giống tiêu Srilanka thì hợp tác xã của chúng tôi chưa trồng thí điểm, nhưng bà con nông dân trên địa bàn đã trồng và họ tự nhận định năng suất vượt trội gấp 3 lần tiêu thường. Còn theo nhận định của chúng tôi, dù trước mắt tiêu Srilanka phát triển khá tốt, quả dài, lá to... nhưng đây là giống tiêu mới, lạ chưa được bất kỳ cơ quan nào nghiên cứu, đánh giá năng suất cũng như chất lượng nên chưa nên nhân rộng loại tiêu này. Chúng tôi cũng đã khuyến cáo bà con như vậy”.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Trần Quyện - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây hồ tiêu Gia Lai cho hay, trung tâm cũng đã thử nghiệm giống tiêu này. Vừa qua đã lấy một số mẫu để phân tích, đánh giá hàm lượng Piperine (Piperine là alkalonidvà là thành phần hóa học của hồ tiêu). Theo đó tổng hàm lượng Piperin theo khối lượng trong hạt tiêu khô trung bình khoảng 4%, nhưng giống tiêu Srilanka chưa đạt đến tiêu chuẩn này. Cũng theo ông Quyện, ở Gia Lai có khoảng gần 10ha tiêu Srilanka, trong đó nhiều nhất là vườn của ông Ngô Công Đoan ở huyện Đức Cơ.

“Chúng tôi e ngại rằng, nếu như nhân rộng diện tích giống Srilanka, có thể sẽ khiến bà con một lần nữa vỡ mộng về cây hồ tiêu. Sắp tới chúng tôi sẽ lấy thêm một số mẫu về giống tiêu này để phân tích, đánh giá kỹ lưỡng hơn, còn hiện tại khuyến cáo bà con không nên trồng” - ông Quyện cho biết thêm.

Sinh trưởng cực khỏe

Theo website Giống cây trồng Tây Nguyên,  tiêu giống Srilanka có 2 dòng là Ceylon Dael và Ceylon Khoo (phiên âm của từ Srilanka). Đây là loại giống có xuất xứ tại đảo quốc Srilanka và được trồng ở phía Bắc Thái Lan, vùng biên giới Campuchia. Giống tiêu này được du nhập, trồng thử nghiệm tại Việt Nam đã đem lại những kết quả vượt trội và hiệu quả kinh tế cao, hiện được trồng rộng rãi tại các tỉnh Tây Nguyên, Bình Phước, Đồng Nai).
Tiêu Srilanka có đặc điểm lá to, xanh, dày, thân mập khả năng kháng sâu bệnh tốt, khả năng thích nghi với với khí hậu ở diện rộng, sinh trưởng cực khỏe. Chuỗi dài, khả năng đậu chuỗi đơn đạt trên 95%.
Giống tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt có một lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh thành các cành tược, cành lươn, cành ác (cành cho trái) tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây tiêu. 

Anh Thư

Theo Dân Việt
 Tags: tiêu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay38,301
  • Tháng hiện tại946,391
  • Tổng lượt truy cập92,120,120
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây