Học tập đạo đức HCM

Mô hình khởi nghiệp độc đáo trên đất Tây Đô

Thứ ba - 14/08/2018 22:43
Người thì nuôi ếch không dùng kháng sinh cấm, kết hợp cùng nuôi cá, mới 6 tháng đã kiếm hàng trăm triệu đồng. Người còn lại dù bị rớt đại học nhưng quyết tâm học hỏi rồi thành công với hệ thống ẩm thực, quán cà phê trị giá hàng tỉ đồng gắn liền với công tác xã hội.

Cách khởi nghiệp đầy nhân văn của ông chủ quán cà phê 500 đồng

Không có được tiền đề về chuyên môn như Phong, tuổi cũng trẻ hơn nhưng bằng con đường khởi nghiệp đầy nhân văn và tinh thần học hỏi không ngừng, Trần Lê Anh Vũ (SN 1993, ngụ quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã làm chủ một hệ thống cửa hàng ẩm thực, cà phê trị giá hàng tỉ đồng dù chưa có một ngày được làm sinh viên.

Tiếp chúng tôi trong quán cà phê rộng 500m2 nằm ngay trên đường Nguyễn Văn Linh (quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ), Vũ kể hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng rất nhân văn của mình. Năm 18 tuổi, thi rớt đại học, Vũ rất chán nản bởi áp lực gia đình.

Không nghĩ rằng con đường phía trước của cuộc đời sẽ khép lại, Vũ xin vào làm việc cho một hệ thống bán đồ công nghệ lớn. Tuổi đời nhỏ, khuôn mặt non choẹt, Vũ gặp khá nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nhờ lanh lẹ, ham học hỏi nên Vũ được mọi người thương yêu, giúp đỡ.

Sau khi học được kha khá kinh nghiệm bán hàng, Vũ chủ động tạm biệt đồng nghiệp về làm việc cho công ty của một người thân. Thời gian này, Vũ xin làm quản lý nhân sự, học cách điều hành công ty. Khi cảm thấy mình đã cứng cỏi, chàng thanh niên năm đó mới chỉ 22 tuổi bắt đầu bước vào con đường khởi nghiệp.

Vốn liếng có được nhờ tích cóp những đồng lương trong quá trình đi làm, Vũ mở riêng cho mình một quán cà phê nhỏ, đồng thời vẫn tham gia điều hành 2 nhà hàng ẩm thực cùng người anh. Sau hơn 3 năm lăn lộn với công việc kinh doanh, đến tháng 6 năm nay, Vũ quyết tâm thuê mảnh đất rộng 500m2 của người bà con, đầu tư hơn 1 tỉ đồng vào quán “cà phê 500 đồng”.

“Em vừa muốn làm giàu nhưng cũng vừa muốn góp phần vào việc giúp đỡ các bạn sinh viên, bà con chăm bệnh nghèo nên mới nảy ra ý tưởng quán cà phê 500 đồng này. 500 đồng tính vào giá mỗi ly thức uống ở quán (trong thực đơn của quán, giá mỗi thức uống đều có số lẻ 500 đồng), em sẽ trích ra mỗi tháng.

70% trong số đó em sẽ dành để ủng hộ cho hoạt động của Hội Sinh viên TP Cần Thơ, 15% dùng để phát cơm cho các bệnh nhân và người nhà của họ trên địa bàn thành phố, 15% còn lại em dùng để mua báo in cho bà con đọc” – Vũ tâm sự.

Dẫn chúng tôi đi vòng quanh quán cà phê mà Vũ gọi là mình “làm liều”, vay mượn đủ nơi để dựng lên được mới thấy suy nghĩ khởi nghiệp nhân văn của chàng thanh niên Tây Đô này. Dù chi phí để thuê mặt bằng không hề rẻ nhưng Vũ vẫn dành một phòng lớn trên lầu cho các bạn sinh viên có nơi để học hành.

Ngoài việc được phục vụ nước uống với giá phải chăng, các bạn sinh viên sẽ có chỗ để nghỉ ngơi, thêm đèn led để bàn và chỗ nghỉ ngơi. Ngoài việc phục vụ mọi nhu cầu của các bạn sinh viên, Vũ còn làm 15 chiếc võng để bà con chăm sóc người nhà trong các bệnh viện gần đó có nơi nghỉ ngơi, ăn uống 24/24.

“Xung quanh quán em có 2 bệnh viện lớn, mỗi ngày có hàng trăm người nhà bệnh nhân phải kiếm chỗ ăn cơm, nghỉ ngơi qua đêm. Bình thường, để có chỗ ngủ, tắm rửa, bà con phải bỏ ra số tiền không nhỏ nếu thuê nhà trọ. Tuy nhiên, khi vào quán em, bà con chỉ cần gọi một ly nước tầm mười mấy nghìn đồng thôi là đã có chỗ nghỉ ngơi, tắm rửa, giặt giũ mà không phải mất thêm tiền. Ở đây em cũng mở cửa 24/24 để hễ bà con có nhu cầu lúc nào là được đáp ứng lúc đó” – Vũ chia sẻ.

Theo tiết lộ của Vũ thì hiện nay Vũ thuê khoảng 30 bạn sinh viên các trường đại học vào làm nhân viên. Nếu bạn nào ra trường rồi mà chưa có việc làm, Vũ sẽ hỗ trợ tối đa để an tâm làm việc tại quán, còn nếu bạn nào muốn làm bán thời gian thì Vũ cũng không ngại. Nhờ tinh thần khởi nghiệp nhân văn đó, mấy năm nay Vũ luôn là một trong những gương thanh niên tiêu biểu của TP. Cần Thơ. Những cơ sở kinh doanh của Vũ được Hội Sinh viên Cần Thơ chọn làm điểm để khơi dậy tinh thần khởi nghiệp cho các bạn sinh viên.

Nói về ước mơ của mình, Vũ nói rằng mình sẽ cố gắng hết sức để duy trì mô hình kinh doanh vừa làm giàu cho bản thân, vừa giúp ích cho xã hội này. “Em chỉ mong nhiều bạn sinh viên, nhiều bà con là bệnh nhân, người thân đi chăm bệnh biết quán em nhiều hơn để có chỗ làm việc, nghỉ ngơi” – Vũ vừa nói vừa chỉ tay lên câu slogan “Gieo hành động nhỏ, gặt nhân cách lớn” in trang trọng trên biển hiệu của quán.

 
TRƯỜNG SƠN/ Lao động
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập521
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại840,531
  • Tổng lượt truy cập92,014,260
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây