Học tập đạo đức HCM

Mơ về một miền xanh

Thứ năm - 26/04/2018 21:25
Nhiều nhà tắt đèn đi ngủ, còn tôi vẫn chầm chậm đi bộ qua cánh đồng mướp hương của làng, mùi quê hương cứ đượm sâu trong sống mũi, đi trong đêm mà cảm giác vẫn an toàn đến lạ.

Nhớ cơm mẹ nấu

Nơi tôi sống là một làng quê nông nghiệp, người trong làng đã cùng sống và lớn lên bên nhau bao nhiêu đời nay. Cả một con ngõ hay một xóm nhỏ đều là họ hàng anh em với nhau, nếu không thì cũng là hàng xóm thân thiết.

Trở về nhà, điều làm tôi thấy ấm áp nhất chính là bữa cơm mẹ nấu. Do tôi đi làm về nhà muộn nên cả nhà thường ăn cơm trước và phần tôi. Mẹ luôn ngồi trông mâm cơm cho tôi đến khi tôi về, không hôm nào mẹ đi ngủ trước mà tôi chưa về. Mỗi khi về đến cổng nhà, tiếng chân lê dép của tôi làm cho mẹ vui, mẹ bế cháu ra đón chú, cháu bé cười khanh khách đón người thân đi làm về, cảm giác đó thật an yên biết bao.

Có những hôm tôi phải làm thêm, bắt chuyến xe buýt muộn nhất để về nhà, ai ở cơ quan cũng khuyên ngủ lại phòng hoặc về nhà họ ngủ nhưng tôi vẫn chọn cách trở về nhà, trở về góc giường nhỏ của tôi. Thường những hôm đó 9 giờ tối tôi mới lên xe buýt và 10h30 xuống xe buýt, tôi đi bộ 1km nữa thì về nhà. Hai bên đường các hàng quán cũng đã dọn hết, nhiều nhà tắt đèn đi ngủ, còn tôi vẫn chầm chậm đi bộ qua cánh đồng mướp hương của làng, mùi quê hương cứ đượm sâu trong sống mũi, đi trong đêm mà cảm giác vẫn an toàn đến lạ.

Bao nhiêu món ăn thức uống mới lạ trên nội thành chưa một lần làm tôi rung động. Sơn hào hải vị quán  xá đều thiếu một hương vị nào đó, nhiều lần tôi nhận ra rằng đó là hơi ấm bàn tay của mẹ. Cơm mẹ nấu chẳng có món gì đặc biệt, dăm ba miếng đậu, vài quả cà, nhánh rau nhà trồng, nhưng mùi quê hương với hơi ấm của mẹ xoa đi cơn đói về đêm. Đó mới là món ăn ngon nhất tôi muốn ăn mỗi ngày, hạt gạo quê hương cùng ruộng rau trước nhà nuôi tôi khôn lớn, vậy nên bất thứ thứ gì mọc lên từ mảnh đất nhà tôi tôi đều trân trọng hết mức.

Empty

Những hôm trễ xe buýt không thể về nhà được, tôi ngủ lại phòng trọ cùng bạn, nơi chín người thành mười làng, cảm giác có phần le lói. Ăn tạm suất cơm bình dân cho nó cái bụng, uống tạm cốc nước cho đỡ cơn khát, sau đó là cả một đêm dài trằn trọc không ngủ được, không quen chỗ, không cảm giác bình yên như hơi ấm ở nhà. Nhớ góc dường ở nhà có chiếc gối hình bông hoa, chiếc chiếu trúc mát lạnh, chiếc đèn ngủ phập phùng xanh đỏ đem lại nỗi nhớ da diết mỗi ngày không ở nhà.

Hương vị làng quê      

Nơi tôi sống tràn ngập một màu xanh tinh khiết. Mỗi chiều hè mát lạnh tôi lại thường đạp xe đi ra cánh đồng làng đã nuôi lớn bao thế hệ người dân. Lúa vừa bám chân xanh miên man như một dải lụa thần kỳ, từng làn gió thổi lượn sóng lá non, mùi lúa thơm nức ngập tràn hương vị quê hương. Trên cánh đồng, trẻ con người già vui như trên sân khấu của riêng mình, người tập thể dục trẻ thả diều, những cập đôi tìm hiểu nhau thong dong trên con đường đồng được bê tông hóa. Văn hóa cộng đồng làng quê như được thêm gắn kết.

Hoặc có những hôm cuối tuần, được gặp lũ trẻ con ở xóm để đá bóng cùng chúng trên trường cấp hai cạnh nhà cũng là niềm hạnh phúc. Từng thế hệ học sinh lớn lên từ ngôi trường làng, lớn có bé có chơi bóng cùng nhau gợi lại bảo kỷ niệm tuổi hồng, hoa phượng rơi lả tả trên mái đầu nhưng dường như thời gian chẳng quay trở lại. Không cần phải đi đâu xa hay chơi những trò chơi đắt giá, ngày xưa trái bóng rơm đã làm nên kỷ niệm thì nay cũng vậy, vẫn yên bình như thuở ban đầu.

Ở quê, mọi phong tục tập quán gần như vẫn được giữ nguyên vẹn, người dân luôn hân hoan những dịp đó. Như ngày tết Hàn thực nhà ai nhà nấy vẫn nô nức đi xay bột làm bánh trôi bánh chay không như trên phố họ thường mua sẵn. Hay như hội làng một đặc trưng ở quê, cả làng sum họp với nhau như đại gia đình điều hiếm khi bắt gặp được ở các khu chung cư hay phố xá.

Hương vị làng quê tôi không thể không nhắc đến tre. Làng vẫn còn một bụi tre duy nhất đó chính là bụi trẻ trước cổng nhà tôi, sáng sớm hàng đàn chim chào mào kéo nhau đến hót vang ríu rít, đưa mắt gọi tình nhau. Rặng tre tuy cũng đã thưa dần theo thơi gian, từng rễ tre càng ngày cố bám trụ đất chặt hơn nữa để chống chọi với bê tông nhưng dù sao tre vẫn tồn tại như minh chứng cho một sức sống mãnh liệt gắn liền với tuổi thơ. Mà những gì thuộc về tuổi thơ không ai muốn đánh mất cho dù còn lại một ít, nhỏ nhoi, điều đó vẫn đáng giá hơn cả so với những điều mới mẻ, xô bồ khi thời gian buộc chúng ta lớn và tiếp cận.

Empty

Cây cầu hoa. Giờ tôi mới chợt nhớ ra điều thần kỳ vào mỗi buổi sáng. Đó là cây cầu bắc qua mương của nhà tôi, hai bên trồng thật nhiều hoa, tất cả 24 loại, mỗi loại 1 đến 2 cây. Mỗi sáng, ngắm hoa nở, nhìn những chú óng đậu khẽ trên bông hoa mà lòng nhẹ nhõm, cảm giác thanh than vô cùng, hít một hơi nhẹ, hương thơm lồng vào trong cánh mũi ngào ngạt. Hè đến mười giờ nở, ti-gôn vươn mình, hoa nhài đằm thắm, hoa tóc tiên cười phá sau mưa…ngắm hoa, chăm hoa, nhìn hoa nở là một sở thích vô cùng lớn của tôi..

Giấc ngủ ở quê cũng có phần an tâm hơn so với chung cư. Buổi đêm mất điện cũng không lo quá nóng khi gió từ rặng tre thổi vào, cửa nhà mở toang không lo mất trộm hay ít ra cũng có tiếng chó sủa báo động. Trên chung cư sau bao vụ cháy làm thiệt mạng người, người ta nươm nớp “ôm bình cứu hỏa ngủ” hay học cách thoát hiểm, thật đáng xấu hổ cho những chủ đầu tư nào thiết kết những ngôi nhà mất an toàn như vậy, vì đồng tiền mà mù quáng tất cả.

Nhịp sống làng quê tuy chậm nhưng gắn bó. Cho rằng các khu công nghiệp nhà máy cũng đang tràn dần về làm cảnh quan, nguồn nước, đất bị ô nhiễm nặng nề, xót thương cho những làng ung thư,  xót thương cho rặng tre, bạch đàn sau một đêm đã nằm xuống và xót thương cho cánh đồng lúa mượt mà sẽ thay bằng khói bụi và túi nilong trong thời gian không ngắn

Mơ một miền xanh thanh khiết sẽ còn bền vững ở các làng quê nhưng cũng mơ đời sống bà con nông dân không còn khổ cực nữa, biết rằng giấc mơ như chiếc bập bênh này khó lòng mà cân bằng được, nhưng cứ mơ cho nơi chôn rau cắt rốn của mình như một cách để giữ quê hương đất nước trong trái tim.


Empty

Nguyễn Văn Công/GIADINHMOI.VN
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập178
  • Hôm nay27,878
  • Tháng hiện tại220,971
  • Tổng lượt truy cập92,598,635
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây