Học tập đạo đức HCM

Mỗi “tấc đất” đã thành “tấc vàng”

Thứ tư - 10/10/2018 05:59
Kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của Hà Nội là nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn nhờ vào việc tận dụng các lợi thế về đất đai vùng ven đô. Đến nay, mỗi "tấc đất" ở ngoại thành đã thành những “tấc vàng”...

 

Kiểm tra sự phát triển của giống lúa Nhật Bản J02 trên địa bàn huyện Ứng Hòa.

Gia tăng giá trị

Nông dân xã Phù Đổng (huyện Gia Lâm) có nghề chăn nuôi bò sữa gần 30 năm nay. Đáng nói, nghề này đang tiếp tục có bước phát triển cả về quy mô và giá trị để nâng cao thu nhập cho người dân. Từ khi thực hiện mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất - tiêu thụ, nhất là từ khi được cấp nhãn hiệu tập thể “Sữa tươi Phù Đổng”, việc tiêu thụ sản phẩm sữa bò ở đây đã ổn định hơn. Đặc biệt, mô hình nuôi bò sữa đã kéo theo sự phát triển của mô hình nuôi trùn quế khi hầu hết lượng phân bò phát sinh gần 20 tấn/ngày trên địa bàn xã đều được thu gom, trở thành nguyên liệu để nuôi trùn quế. Chủ tịch UBND xã Phù Đổng Trần Xuân Tĩnh cung cấp thông tin, xã đang chăn nuôi khoảng 2.000 con bò, nhưng nhờ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến đã khắc phục được hai điểm yếu là môi trường và đầu ra sản phẩm cho nông dân.

Là vùng trọng điểm trồng lúa của huyện Ứng Hòa, từ năm 2017, xã Hòa Phú đã triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn. Toàn bộ cánh đồng chuyên canh trồng một giống lúa Nhật Bản J02, có sự liên kết với doanh nghiệp trong khâu tiêu thụ đã giúp nông dân nơi đây có thu nhập cao hơn. Chủ tịch UBND xã Hòa Phú Lê Văn Minh so sánh, trước đây, năng suất lúa lai của địa phương trung bình đạt 2,2 tạ/sào, giá bán 5.500 đồng/kg, nhưng từ khi chuyển sang trồng giống lúa Nhật Bản, năng suất đạt 2,5 tạ/sào, cá biệt có hộ gia đình đạt 3 tạ/sào, giá bán trung bình 8.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi sào trồng giống lúa Nhật Bản nông dân có thể lãi tới 900.000 đồng, cao hơn nhiều so với trồng giống lúa truyền thống.

Còn tại huyện Sóc Sơn, Bí thư Huyện ủy Phạm Xuân Phương cho biết, sau dồn điền đổi thửa, trên địa bàn huyện đã hình thành 32 vùng sản xuất chuyên canh tập trung quy mô lớn, trong đó: Diện tích vùng trồng cây ăn quả là 1.170ha; chè an toàn và chè VietGAP hơn 200ha; rau an toàn 330ha; hoa nhài 148ha... Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thành 4 khu sản xuất nấm, trong đó có 1 khu sản xuất nấm công nghệ cao.

Từ thực trạng manh mún, nhỏ lẻ, nông nghiệp Hà Nội đã từng bước chuyển đổi theo hướng thâm canh, chuyên canh cao, bền vững. Đến nay, thành phố có 154 cánh đồng mẫu lớn trồng lúa chất lượng cao với quy mô hơn 100ha tại 86 hợp tác xã nông nghiệp của 14 huyện ngoại thành, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 8,9 triệu đồng/ha so với trồng lúa truyền thống; 101 vùng trồng rau an toàn tập trung với quy mô từ 20ha trở lên; 50 vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung với quy mô 20ha/vùng... Trong lĩnh vực chăn nuôi, đã có 15 vùng chăn nuôi tập trung quy mô lớn ngoài khu dân cư; 76 xã chăn nuôi trọng điểm; 56 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung... Có thể nói, từ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp và người dân, mỗi tấc đất nông nghiệp ở ngoại thành hôm nay đã trở thành những "tấc vàng" quý giá.

Tiếp tục khai thác lợi thế

Hà Nội có vùng nông thôn rộng lớn với 18 huyện, thị xã, sản xuất nông nghiệp chiếm giá trị không lớn nhưng lại liên quan đến đời sống của hàng triệu hộ nông dân Thủ đô. Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp luôn được thành phố quan tâm. Đặc biệt, triển khai xây dựng nông thôn mới, Hà Nội đã chọn việc khó nhất nhưng căn bản nhất, đó là dồn điền đổi thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đây là cơ sở để Hà Nội tích tụ ruộng đất, đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ nền tảng dồn điền đổi thửa, Hà Nội tiếp tục khai thác lợi thế ven đô sản xuất nông nghiệp mang những nét đặc trưng nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ cao.

Theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, với nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể của thành phố, đến nay, công nghệ cao đã được đẩy mạnh trong sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản, cho năng suất vượt trội, giá trị cao, bảo đảm an toàn thực phẩm, như: Sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao; các trang trại trồng trọt sử dụng giống nuôi cấy mô, giống sạch bệnh, hệ thống tưới tiết kiệm, canh tác cây trồng trong nhà màng, nhà lưới… Hiện nay, toàn thành phố có 123 mô hình ứng dụng công nghệ cao. Giá trị sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt chiếm khoảng 18%. Trong đó, có một số mô hình nổi bật, như: Nhà máy Sản xuất nấm kim châm công nghệ Nhật Bản của Công ty Xuất nhập khẩu Kinoko Thanh Cao tại xã Đốc Tín (huyện Mỹ Đức); mô hình trồng rau thủy canh của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đa Tốn (huyện Gia Lâm); mô hình sản xuất giống và hoa lan hồ điệp của Hợp tác xã Đan Hoài (huyện Đan Phượng); Công ty TNHH Ba Huân đưa vào hoạt động Nhà máy Xử lý và Chế biến trứng gia cầm công nghệ cao ở huyện Phúc Thọ…

Bằng nhiều nỗ lực, sản xuất nông nghiệp Hà Nội đã mang lại giá trị ngày càng cao hơn, góp phần nâng cao đời sống người dân nông thôn. Hiện thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn TP Hà Nội đã đạt 43 triệu đồng/người/năm. Kinh tế ngoại thành đã có nhiều khởi sắc, đang góp phần nâng cao hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và đóng góp vào thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tác giả bài viết: Nguyễn Mai

Nguồn tin: Báo Hà Nội Mới

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập214
  • Hôm nay27,866
  • Tháng hiện tại206,433
  • Tổng lượt truy cập90,269,826
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây