Học tập đạo đức HCM

Ngành chăn nuôi gia súc lớn chủ động hội nhập

Thứ năm - 08/09/2016 11:27
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, chủ động hội nhập theo Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế Asean, ngành chăn nuôi gia súc lớn cần sớm cải tiến công nghệ về giống và điều kiện chăn nuôi, việc xử lý môi trường chăn nuôi và chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ.

Bên cạnh đó, mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa các loại hình sản phẩm từ chăn nuôi (thịt, sữa). Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, nhà nước tiếp tục có chính sách về phát triển chăn nuôi, tránh tụt hậu, nhất là đầu tư công nghệ sản xuất giống bò sữa, bò thịt; quy hoạch về phát triển các vùng chăn nuôi gia súc lớn để đảm bảo phát triển bền vững.

Việt Nam hiện có tổng đàn bò khoảng 5,64 triệu con; trong đó, bò thịt có khoảng 5,36 triệu con và bò sữa khoảng 275 nghìn con. Thời gian qua, Chính phủ có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển chăn nuôi, song tốc độ phát triển còn nhiều hạn chế. Chăn nuôi nông hộ chiếm khoảng 50%, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm khoảng 60%.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực chăn nuôi, một trong những nguyên nhân khiến chăn nuôi gia súc lớn chưa phát triển mạnh là do nền chăn nuôi còn nhỏ lẻ, nằm phân tán dẫn đến việc tùy tiện trong thực hiện quy trình kỹ thuật, nguy cơ cho việc cảm nhiễm bệnh tật cao (thời gian tiêm phòng, thuốc...), tùy tiện trong quá trình phòng dịch tổng hợp (xử lý chuồng trại, dụng cụ, nguồn gốc giống...).

Những năm gần đây đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn, theo hướng sản xuất hàng hoá. Song, người chăn nuôi luôn phải đối mặt với khó khăn dẫn đến sức tiêu thụ giảm, thị trường bấp bênh, gây thiệt hại cho người sản xuất.

Để phát triển ngành chăn nuôi gia súc lớn, hướng tới hội nhập ASEAN và TPP, các chuyên gia chăn nuôi cho rằng cần sớm xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về giống, tinh đông lạnh, quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, bò thịt theo hướng chuyên canh. Song song đó, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước tham gia sản xuất giống, phối hợp với Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sữa, thịt để đảm bảo minh bạch và quyền lợi của người sản xuất sữa tươi, thịt bò nội địa, nhà chế biến và người tiêu dùng.

Trang trại Nông nghiệp Edufam (xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ), mô hình trang trại giáo dục chuyên về phát triển nông nghiệp tại Hà Nội. Trang trại này giới thiệu một số mô hình nông nghiệp như mô hình nông nghiệp Thông thường, mô hình nông nghiệp Hữu cơ, mô hình Thông minh, Bền vững và Trường tồn. Các mô hình này mang đến cho học viên, đặc biệt là đối tượng sinh viên, học sinh những kiến thức thực tế về ngành nông nghiệp Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để việc triển khai các giải pháp phát triển ngành chăn nuôi nói chung, ngành gia súc lớn nói riêng tại Việt Nam có hiệu quả hơn trong thời gian tới./.

Theo Cổng thông tin Bộ NN và PTNT

 

 
 Tags: chăn nuôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập202
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm189
  • Hôm nay43,735
  • Tháng hiện tại850,766
  • Tổng lượt truy cập88,205,836
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây