Bà Hà Thị Hương ở xóm 10, xã Ngọc Sơn (Thanh Chương) cho biết, để không trễ lịch thời vụ và tránh gặp lũ lụt vào thời điểm thu hoạch vụ hè thu - mùa, gặt đến đâu nông dân tranh thủ gieo cấy đến đó. Không khí rất khẩn trương, đến nay toàn xã gần như đã khép kín diện tích.
Nông dân Nghệ An quyết tâm khép kín diện tích đúng kế hoạch đề ra |
“Năm nay mưa nhiều, nước phục vụ sản xuất tương đối thuận lợi, lại cơ giới hóa hầu hết các công đoạn nên chỉ trong vòng chưa đến 1 tuần, bà con đã gieo trồng xong. Sản xuất vụ hè thu - mùa, cần tranh thủ thời gian càng nhanh càng tốt và sử dụng các giống ngắn ngày để tránh được mưa lũ. Ở đây, nông dân chủ yếu sử dụng lúa thuần ngắn ngày”, bà Hương chia sẻ.
Theo đề án vụ hè thu- mùa 2018, huyện Thanh Chương gieo cấy khoảng 5.000ha, cơ cấu chủ yếu sử dụng các giống lúa thuần ngắn ngày, chống chịu tốt với sâu bệnh và hạn hán; chỉ bố trí lúa hè thu trên diện tích chủ động nước, chuyển diện tích lúa cao cưỡng hoặc cuối kênh mương sang trồng màu... Đến giữa tháng 6, huyện đã gieo trồng được trên 60% diện tích và sẽ hoàn thành kế hoạch vào cuối tháng 6.
Năm 2018, ngành nông nghiệp Nghệ An được giao chỉ tiêu 1.254.000 tấn lương thực. Trong đó, vụ đông 2017 sản lượng ngô đạt 79.717,3 tấn. Vụ xuân 2018, diện tích lúa là 91.797,3ha, sản lượng ước đạt 601.915 tấn; diện tích ngô 18.345ha, sản lượng ước đạt 86.221,5tấn. Vì vậy, vụ hè thu – mùa phải phấn đấu đạt 482.550 tấn lương thực.
Theo đề án, vụ hè thu – mùa 2018, Nghệ An gieo trồng 112.500ha cây trồng. Trong đó có 96.000ha lúa (22.000ha lúa chất lượng cao và khoảng 18.000ha lúa lai), sản lượng 418.200 tấn; 16.500 ha ngô, sản lượng 64.350 tấn. Tổng sản lượng cây lương thực 482.550 tấn. Các cây trồng khác 1.200ha, năng suất 1,9 tấn/ha, sản lượng 2.280 tấn. Đậu đỗ các loại 4.000ha, năng suất 0,85 tấn/ha, sản lượng 3.400 tấn. Cây vừng 3.500ha, năng suất 0,6 tấn/ha, sản lượng 2.100 tấn. Rau các loại 9.000 ha, năng suất 13 tấn/ha, sản lượng 117.000 tấn. Trong đó dưa hấu 1.125 ha, năng suất 22 tấn/ha, sản lượng 24.750 tấn.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành nông nghiệp Nghệ An đã rà soát, đánh giá lại nguồn nước tưới trên các hồ đập, diện tích trồng lúa kém hiệu quả cụ thể của từng vùng, từng địa phương để có phương án chuyển đổi hiệu quả.
Theo đó, chuyển 249,5ha đất lúa sang các cây trồng khác (vụ hè thu 146,5ha, vụ mùa 103ha). Trong đó, chuyển sang trồng ngô 137ha, cây khác 50ha, rau các loại 22ha, lạc 18ha, mía 13,5ha, đậu 3ha, dưa hấu 5ha, cây ăn quả 1ha. Đối với những vùng đầu vụ thường gặp hạn hán, cuối vụ thường xuyên ngập lụt, việc chuyển đổi sang trồng ngô thì ưu tiên trồng ngô lấy thân lá làm thức ăn cho bò vì thời gian sinh trưởng ngắn hơn, đảm bảo thời vụ.
Cơ giới hóa giúp nông dân đẩy nhanh tiến độ sản xuất |
Nghệ An cũng chủ trương chỉ đưa vào cơ cấu các giống lúa đã được công nhận chính thức, đã qua khảo nghiệm và có kết quả tốt tại địa phương; tiếp tục sử dụng các giống có năng suất cao, ổn định, ít nhiễm sâu bệnh trong những vụ trước, mở rộng nhanh diện tích các giống lúa có chất lượng cao, ngắn ngày. Thực hiện thời vụ gieo cấy lúa hè thu “càng sớm, càng tốt” và đặt an toàn lên trên hết.
Theo định hướng trên, căn cứ vào kết quả sản xuất các năm trước và điều kiện sản xuất của địa phương ngành nông nghiệp Nghệ An chỉ đạo mỗi huyện, thành, thị chỉ nên chọn tối đa 3 giống lúa thuần, 3 giống lúa lai; mỗi xã chỉ nên chọn tối đa 2 - 3 giống (trừ những vùng đặc thù). Trên cùng một xứ đồng chỉ gieo cấy 1 hoặc 2 giống lúa có thời gian sinh trưởng tương đương nhau và phải cấy xong trong vòng 2 - 3 ngày để thực hiện tốt các yêu cầu chăm sóc, quản lý sâu, bệnh hại.
Cùng với việc chuyển đổi, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp Nghệ An khuyến khích các đị phương mở rộng sản xuất “cánh đồng lớn”, liên kết chuỗi trong vụ hè thu – mùa.
Theo Chi cục Trồng trọt & BVTV Nghệ An, tính đến thời điểm giữa tháng 6, toàn tỉnh đã gieo cấy được trên 50% diện tích. Về cơ bản, nguồn nước thuận lợi cho gieo cấy và sẽ hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Ngoài cây lương thực, trong vụ hè thu – mùa 2018, ngành nông nghiệp Nghệ An dự kiến trồng mới 700ha chè, 500 - 800ha cao su (chủ yếu là Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An trên đất được giao, cho thuê); tiếp tục trồng để đạt 7.300ha mía nguyên liệu theo kế hoạch. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;