Học tập đạo đức HCM

Người dân miền núi 'trồng' rơm cho trâu bò trong những ngày mưa gió

Thứ tư - 11/10/2017 10:18
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn trâu bò trong mùa mưa, người dân miền núi đã học cách "trồng" cây rơm.

Ngày thường, người dân ở bản Khe Rạn xã Bồng Khê chăn thả trâu, bò cách nhà 1-2 cây số. Những ngày mưa lũ này, trâu, bò đã được người dân nhốt ở nhà và cho ăn thức ăn dự phòng như rơm, cỏ voi, chuối…

Ông Vi Văn Bình ở bản Khe Rạn cho hay: “Gia đình nuôi 4 con trâu, bình thường trâu phải đi chăn thả cách nhà 1 - 2 cây số, mấy hôm nay trâu được nhốt ở nhà. Những người nông dân như chúng tôi con trâu là gia sản lớn của gia đình nên bảo vệ nó thì cũng như bảo vệ con con người vậy. Trâu nhốt ở nhà nhưng cũng đã có nguồn thức ăn dự trữ để cho trâu ăn những ngày này chứ không như trước đây”.

Còn Chị Lô Thị Mùi cũng ở bản Khe Rạn cho biết: "Ngày trước mình không biết dùng rơm để dành cho trâu ăn như bây giờ đâu. Trâu lại được thả ăn trên núi, nên chúng thường bị lạnh, bị đói, không chịu nổi lăn ra chết. Nhờ cán bộ tới nhà hướng dẫn, mình xây chuồng kiên cố, rồi đập lúa, lấy rơm rạ làm thức ăn cho trâu. Giờ có dư rơm khô trong mùa mưa này nên tui không lo trâu chết đói nữa". 

Không những thế, chị Mùi còn là thành viên tích cực hướng dẫn bà con nông dân xung quanh làm theo. Vì thế ở bản Khe Rạn này nhà nào chăn nuôi trâu, bò cũng có cây rơm to để dành làm thức ăn cho gia súc.

Ông Lương Văn Năm - Phó Chủ tịch UBND xã Bồng Khê cho biết: Trước đây bà con thường chăn nuôi theo kiểu thả rông quanh năm, nhốt chuồng không có mái che, thức ăn thì dựa vào nguồn cỏ mọc tự nhiên trên rừng, đồi. Cứ đến mùa mưa, lạnh là trâu, bò ở xã ít nhiều bị chết.

Nhờ mô hình thu gom rơm rạ dự trữ làm nguồn thức ăn cho đàn gia súc trong mùa mưa được triển khai 5 năm nay đã hạn chế được tình trạng trâu, bò chết đói trong mùa mưa. Thời gian đầu bà con chưa chịu lắng nghe, nhờ cán bộ phụ nữ huyện phối hợp với chính quyền xã, các hội đoàn thể vận động, giải thích, bà con đã hiểu ý nghĩa của việc dự trữ nguồn thức ăn trong chăn nuôi. Nhờ vậy, đến nay các hộ chăn nuôi trên địa bàn xã đã chủ động dự trữ rơm khô tạo nguồn thức ăn cho trâu, bò.

Không chỉ ở xã Bồng Khê mà mô hình cũng đã được triển khai tại hầu hết 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Con Cuông. Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Con Cuông, đến thời điểm này có gần 75% hộ chăn nuôi trâu, bò trong huyện đã  "trồng" cây rơm, có gia đình dự trữ 2 - 3 cây rơm. Hiện tại, tổng đàn gia súc trong toàn huyện Con Cuông là 35.000 con, trong đó, đàn trâu 18.000 con và bò 17.000 con./.

                                                                                        Bá Hậu - Minh Hạnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập764
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm760
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại94,695
  • Tổng lượt truy cập88,773,029
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây