Học tập đạo đức HCM

Người dân vùng lũ “xuống chạn” khôi phục sản xuất

Thứ ba - 18/10/2016 21:44
Đến thời điểm hiện tại, chưa có ghi nhận nào về thương tích về người ở “rốn lũ” Hương Khê. Sống trong lũ, bà con đã biết ứng phó nhằm giảm thiểu những thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, trước mắt họ vẫn ngổn ngang những thử thách trước vụ sản xuất mới…

Sống chung với lũ

Đã nhiều ngày trôi qua, những vùng lũ Phương Mỹ, Hương Đô, Hà Linh vẫn chìm trong biển nước. Nước ngập sâu 4 - 5m, tất cả mọi hoạt động của bà con ở đây vẫn tạm thời bị chia cắt.

Phương Mỹ như một lòng chảo, gần như năm nào người dân nơi đây cũng chịu vài ba trận lũ lụt. Đêm 14/10, thủy điện Hố Hô bất ngờ xả lũ, nước lên cả đêm. Bà con chỉ có thời gian rất ngắn để chạy lũ. Ông Trần Hữu Hoàng, thôn Ấp Tiến đã quen nhìn con nước lên để đoán biết lũ về. Thấy dấu hiệu, ông cùng con cái dồn thóc, lúa và đồ đạc lên chạn cao. Số khác được thả nổi trên chiếc bè tận dụng từ tấm ván sẵn có, néo lại bằng dây thừng để giữ đồ đạc.

nguoi dan vung lu xuong chan khoi phuc san xuat

Vùng "rốn lũ" nên ở Phương Mỹ nhà ai cũng phải có chạn cao và bè nổi để cứu người, cứu tài sản

Ông Hoàng cho biết: “Nhà ai cũng phải có chạn cao và bè nổi để cứu người, cứu tài sản. Đợt lũ này là cao nhất kể từ năm 2010, nước về cả đêm, may mà chủ động nên chỉ bị mất một số gà vịt. Còn người, số chạy lên những ngôi nhà cao ráo ở ven đồi, chúng tôi thì tá túc tại UBND xã.” Toàn xã Phương Mỹ có đến 230/262 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu bị ngập lụt. Khi chúng tôi đến Phương Mỹ, dù nước đã rút bớt, thời tiết tốt lên nhưng cũng phải tăng bo bằng ca nô với vào được tâm lũ. Phương tiện di chuyển duy nhất của bà con là những chiếc thuyền gỗ nhỏ.

Ở Hà Linh, một số tuyến đường đã thông tuyến, bà Phan Thị Phúc mấy ngày tá túc bên nhà con trai bây giờ mới có thể về lại nhà. “Cũng may, khi nước lên cán bộ xóm tập trung đưa ông già bà cả đi trước, tôi thì tá túc sang nhà con trai, còn ông nhà tôi được đưa lên xóm trên.” - bà Phúc cho hay. Trong lũ, tình làng nghĩa xóm lại gắn bó keo sơn hơn, những ngôi nhà xây dựng cao ráo có khi là chỗ tá túc cho 4- 5 gia đình.

nguoi dan vung lu xuong chan khoi phuc san xuat

Với sự hỗ trợ của lực lượng tình nguyện, người dân Hương Khê đang tập trung dọn dẹp nhà cửa, trường lớp, ổn định cuộc sống

Mặc dù là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất từ việc xả lũ của thủy điện Hố Hô, tuy nhiên trên địa bàn Hương Khê người dân vẫn được đảm bảo an toàn tính mạng và chưa ai phải thiếu thức ăn và nước uống. Đó chính là sự vào cuộc kịp thời, linh hoạt và chủ động của các cấp chính quyền trong ứng phó với thiên tai cũng như cứu đói cho người dân.

Sản xuất sau lũ - ngổn ngang làm lại từ đầu…

Khi nước lũ rút dần, nỗi lo ngập lụt vơi đi, người dân vùng lũ lại đối mặt với khó khăn trước vụ sản xuất mới. Nước lũ lên bất ngờ, người chạy kịp còn gia súc gia cầm mỗi thứ trôi mỗi nơi, nay đọng lại quện cùng với bùn lũ ngái lên mùi hôi thối của rác rưởi, xác động vật.

nguoi dan vung lu xuong chan khoi phuc san xuat

Đợt mưa lũ lớn đã đi qua, nhưng người dân vẫn đang ngổn ngang với bao khó khăn, thử thách trong việc khôi phuc sản xuất. Ảnh: Hữu Đồng.

Ông Phan Đình Hùng - Chủ tịch UBND xã Hương Giang cho biết: “Bây giờ vấn đề môi trường là quan trọng nhất. Xã đã cấp hết 7 kg hóa chất về tận các hộ dân để tiêu độc khử trùng nguồn nước, nhưng ngoài đồng thì còn ngổn ngang lắm.” Theo tay ông chỉ, những cánh đồng nơi sụt nơi trồi, nước rút đi để lại thứ đất nhão choẹt, sền sệt bám hết vào cỏ cây, đồng ruộng. “Bà con mất khoảng 2 tấn cam và 5 ha bưởi vừa mới trồng. Loại cây này nước lũ đến đâu là rụng tới đó, không thể đậu quả được nữa. Xã đang chỉ đạo bà con sớm ra đồng làm đất gieo trỉa ngô để kịp thời vụ. Ngoài hỗ trợ của tỉnh và huyện, xã sẽ trích ngân sách hỗ trợ bà con 50% kinh phí mua giống, giúp bà con làm lại từ đầu.”

nguoi dan vung lu xuong chan khoi phuc san xuat

nguoi dan vung lu xuong chan khoi phuc san xuatNgay sau khi nước rút, bà con nhân dân xã Thạch Xuân (Thạch Hà) đã xuống đồng sản xuất vụ đông. (Ảnh: N. Tân, H. Đồng)

Những người trồng cam ở xã Hương Đô cũng đang khóc ròng vì ngập lụt. Ông Đinh Công Chiến - Bí thư Chi bộ thôn 2 cho biết: “Phải đến 20 ha cam với hàng vạn cây cam đang đến kỳ thu hoạch coi như mất trắng. Số diện tích còn lại sẽ khó mà sinh trưởng và đậu quả tốt vì bị nước lũ ngâm lâu ngày. Ở xã này, có người mất đến vài trăm triệu đồng”.

Đáng lẽ vào thời điểm này, bà con Phương Mỹ đã ra đồng trồng khoai lang. Đã từ lâu, thương hiệu khoai Phương Mỹ có tiếng vừa thơm, vừa bở nên rất được thị trường ưa chuộng. Thế nhưng, những bãi đồng vẫn mênh mang nước lũ. Ông Nguyễn Hồng Quân - Bí thư Đảng ủy xã cho biết: “Theo kế hoạch, vụ đông này xã sẽ trồng 100 ha ngô và 100 ha khoai lang, trước hết là cứu đói bà con, sau là khôi phục lại sản xuất. Tuy nhiên, nguồn giống đã bị lũ cuốn trôi hết. Bây giờ, ngoài vấn đề môi trường, nhiều bà con nông dân đang đứng trước thực trạng thiếu đói và thiếu giống sản xuất”.

Rời “rốn lũ” trên cano của các chiến sỹ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, lời thỉnh cầu của người dân Phương Mỹ được xây dựng một khu tái định cư nhà vượt lũ vẫn ám ảnh trong tôi.

Nếu được như ý nguyện, người dân sẽ không còn trắng tay mỗi đợt lũ về…

Theo Báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập187
  • Hôm nay40,778
  • Tháng hiện tại884,439
  • Tổng lượt truy cập93,262,103
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây