Đồng hành cùng nông dân
Trong những năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhờ đó, ND ở nhiều địa phương trong tỉnh như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Mộ Đức… đã dần thay đổi thói quen sản xuất để hài hòa giữa môi trường với lợi ích kinh doanh.
Điển hình như ND xã Bình Thới, huyện Bình Sơn có Tổ hợp tác ND trồng rau sạch trên diện tích 1,6ha ở cánh đồng Cây Ghen. Từ khâu sản xuất đến phân phối làm theo một quy trình chặt chẽ, có sự giám sát của tổ chức Hội ND xã nên sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận. Nhiều ND ở các địa phương trong tỉnh còn năng động, sáng tạo nhiều quy trình sản xuất hữu cơ theo phương thức quản lý dịch hại tổng hợp như: “Ruộng lúa, bờ hoa”, “vườn rau, bờ hoa”, những cánh đồng “nói không với thuốc diệt cỏ”, “sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình” của ND xã Đức Hiệp (Mộ Đức)...
Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu của HTX nấm Đức Nhuận (Mộ Đức) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. ảnh: Đồng Xuân
Đặc biệt, Hội ND tỉnh đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Agribank cho ND vay vốn tín chấp 1.356 tỷ đồng và Ngân hàng CSXH để cho vay 1.387 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND hiện đã đạt 31,3 tỷ đồng. Nguồn vốn này được quay vòng, hỗ trợ cho hàng ngàn lượt hộ ND phát triển sản xuất, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Hội ND tỉnh còn tranh thủ từ nhiều nguồn để đầu tư cho các mô hình, dự án cho ND phát triển sản xuất như: Mô hình trồng nấm hữu cơ "5 không" của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ ND tỉnh; mô hình trồng rau an toàn của ND xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi); mô hình NN sạch ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành; mô hình nuôi lợn, gà trên đệm lót sinh học...
Hướng đến nông nghiệp sạch, an toàn
Mô hình nuôi lợn bằng thức ăn thảo dược ở HTX Tân Hòa Phú - Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành đã được Hội ND tỉnh hỗ trợ giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật ban đầu từ tháng 6.2017, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.
Nhờ cho lợn ăn các loại thức ăn truyền thống trộn với cám thảo dược nên sản phẩm thịt lợn thơm, ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện tại, sản phẩm thịt lợn thảo dược của HTX Tân Hòa Phú đang được người tiêu dùng trong tỉnh ưa chuộng, đầu ra của sản phẩm luôn ổn định. Nhờ đó, các thành viên trong HTX luôn có mức thu nhập cao từ 1,5 đến 2 lần so với cách nuôi heo truyền thống.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã quy hoạch được 7 vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng, với tổng diện tích canh tác 293,1ha. Trong đó có 15 tổ chức và 5 cá nhân tham gia sản xuất rau an toàn được cấp giấy chứng nhận. Tỉnh cũng đã có chủ trương hình thành vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 30ha.
Trong chăn nuôi, nhiều ND đã biết liên kết với DN để đầu tư vốn, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng. Tiêu biểu như trang trại nuôi heo sạch của Công ty TNHH MTV chăn nuôi Phong Thành với tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP năm 2017.
Những kết quả trên không những tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động NN mà còn là cơ hội thuận lợi để ND học tập, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh mối liên kết bền chặt giữa 4 nhà (Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nước), giúp ND trên địa bàn tỉnh đứng vững trên con đường Phát triển và Hội nhập. Đồng hành cùng nông dân
Trong những năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh Quảng Ngãi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nhờ đó, ND ở nhiều địa phương trong tỉnh như Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành, Mộ Đức… đã dần thay đổi thói quen sản xuất để hài hòa giữa môi trường với lợi ích kinh doanh.
Điển hình như ND xã Bình Thới, huyện Bình Sơn có Tổ hợp tác ND trồng rau sạch trên diện tích 1,6ha ở cánh đồng Cây Ghen. Từ khâu sản xuất đến phân phối làm theo một quy trình chặt chẽ, có sự giám sát của tổ chức Hội ND xã nên sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng, đón nhận. Nhiều ND ở các địa phương trong tỉnh còn năng động, sáng tạo nhiều quy trình sản xuất hữu cơ theo phương thức quản lý dịch hại tổng hợp như: “Ruộng lúa, bờ hoa”, “vườn rau, bờ hoa”, những cánh đồng “nói không với thuốc diệt cỏ”, “sử dụng thuốc BVTV đúng quy trình” của ND xã Đức Hiệp (Mộ Đức)...
Mô hình trồng nấm ăn và nấm dược liệu của HTX nấm Đức Nhuận (Mộ Đức) cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. ảnh: Đồng Xuân
Đặc biệt, Hội ND tỉnh đã chủ động phối hợp với Ngân hàng Agribank cho ND vay vốn tín chấp 1.356 tỷ đồng và Ngân hàng CSXH để cho vay 1.387 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ ND hiện đã đạt 31,3 tỷ đồng. Nguồn vốn này được quay vòng, hỗ trợ cho hàng ngàn lượt hộ ND phát triển sản xuất, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Hội ND tỉnh còn tranh thủ từ nhiều nguồn để đầu tư cho các mô hình, dự án cho ND phát triển sản xuất như: Mô hình trồng nấm hữu cơ "5 không" của Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ ND tỉnh; mô hình trồng rau an toàn của ND xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi); mô hình NN sạch ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành; mô hình nuôi lợn, gà trên đệm lót sinh học...
Hướng đến nông nghiệp sạch, an toàn
Mô hình nuôi lợn bằng thức ăn thảo dược ở HTX Tân Hòa Phú - Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành đã được Hội ND tỉnh hỗ trợ giống, thức ăn và hướng dẫn kỹ thuật ban đầu từ tháng 6.2017, với tổng nguồn vốn đầu tư gần 400 triệu đồng.
Nhờ cho lợn ăn các loại thức ăn truyền thống trộn với cám thảo dược nên sản phẩm thịt lợn thơm, ngon và đảm bảo an toàn thực phẩm. Hiện tại, sản phẩm thịt lợn thảo dược của HTX Tân Hòa Phú đang được người tiêu dùng trong tỉnh ưa chuộng, đầu ra của sản phẩm luôn ổn định. Nhờ đó, các thành viên trong HTX luôn có mức thu nhập cao từ 1,5 đến 2 lần so với cách nuôi heo truyền thống.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã quy hoạch được 7 vùng sản xuất rau an toàn ở các huyện đồng bằng, với tổng diện tích canh tác 293,1ha. Trong đó có 15 tổ chức và 5 cá nhân tham gia sản xuất rau an toàn được cấp giấy chứng nhận. Tỉnh cũng đã có chủ trương hình thành vùng sản xuất lúa theo hướng hữu cơ với diện tích 30ha.
Trong chăn nuôi, nhiều ND đã biết liên kết với DN để đầu tư vốn, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng. Tiêu biểu như trang trại nuôi heo sạch của Công ty TNHH MTV chăn nuôi Phong Thành với tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng đã được cấp giấy chứng nhận VietGAP năm 2017.
Những kết quả trên không những tác động tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu lao động NN mà còn là cơ hội thuận lợi để ND học tập, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tiếp tục đẩy mạnh mối liên kết bền chặt giữa 4 nhà (Nhà nông – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nước), giúp ND trên địa bàn tỉnh đứng vững trên con đường Phát triển và Hội nhập.
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã